Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các tương ứng: a)Na -> Na+ b) Mg -> Mg2+ c)Al -> Al3+ d)Cl -> Cl- e) S -> S2- f)O -> O2-
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các tương ứng:

a)Na -> Na+

b) Mg -> Mg2+

c)Al -> Al3+

d)Cl -> Cl-

e) S -> S2-

f)O -> O2-


Đáp án:

a) Na -> Na+ + le.

b) Mg -> Mg2+ +2e.

c) Al -> Al3+ + 3e.

d) Cl + le -> Cl-.

e) S + 2e -> S2-.

f) O + 2e -> O2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thêm 6 gam P2O5 vào 25ml dung dịch H3PO4 6% (D=1,03 g/ml). Tính nồng độ phần trăm của H3PO4 trong dung dịch thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thêm 6 gam P2O5 vào 25ml dung dịch H3PO4 6% (D=1,03 g/ml). Tính nồng độ phần trăm của H3PO4 trong dung dịch thu được.


Đáp án:

P2O5       +        3H2O         ---->  2H3PO4

142                                                    2.98

6                                                            ?

Khối lượng H3PO4 nguyên chất tạo từ 6 gam P2O5 là: 6.2.98/142=8,28 (g)

Khối lượng dung dịch H3PO4 trong 25 ml dung dịch H3PO4 (6%, D=1,03g/mol) là: mdd = D.V = 25.1,03 = 25,75 g

Khối lượng H3PO4 nguyên chất:

mct=6.25,75/100=1,545 (g)

Nồng độ phần trăm của H3PO4 trong dung dịch thu được sau khi thêm P2O5 là:

C% = (8,28 + 1,545).100/(6 + 25,75) = 31%

Xem đáp án và giải thích
Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol CO2 : số mol H2O = 1 : 1. Hỏi polime trên thuộc loại nào trong số các polime sau: polietilen, poli(vinyl clorua), tinh bột, protein? Tại sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol CO2 : số mol H2O = 1 : 1.

Hỏi polime trên thuộc loại nào trong số các polime sau: polietilen, poli(vinyl clorua), tinh bột, protein? Tại sao?


Đáp án:

Khi đốt cháy một loại polime cho số mol CO2 bằng số mol H2O thì polime đó là polietilen.

Poli(vinyl colrua), protein khi đốt cháy sẽ có sản phẩm khác ngoài CO2, H2O. Tinh bột đốt cháy cho tỉ lệ số mol CO2 : số mol H2O khác nhau.

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân lipid
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Ở ruột non của cơ thể người nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật, chất béo bị thủy phân thành :

Đáp án:
  • Câu A. axit béo và glixerol

  • Câu B. axit cacboxylic và glixerol

  • Câu C. CO2 và H2O

  • Câu D. NH3, CO2 và H2O

Xem đáp án và giải thích
Hãy phân tích biệt khí CO và khí H2 bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học của phản ứng để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy phân tích biệt khí CO và khí H2 bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học của phản ứng để minh họa.


Đáp án:

Cách 1. Đốt cháy khí rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng nước vôi trong dư. Mẫu tạo tủa là CO2⇒CO. Mẫu còn lại là H2

CO + O2 → CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Cách 2. Cho hai mẫu thử tác dụng với PdCl2, mẫu tạo kết tủa đen là CO mẫu còn lại là H2

PdCl2+CO+H2O → Pd↓ (đen) + CO2↑ + 2HCl

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam bột Fe vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,16 mol Cu(NO3)2 và 0,4 mol HCl, lắc đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng bằng 0,7m gam và V lít khí nâu đỏ duy nhất (đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho m gam bột Fe vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,16 mol Cu(NO3)2 và 0,4 mol HCl, lắc đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng bằng 0,7m gam và V lít khí nâu đỏ duy nhất (đktc). Tìm m và V?


Đáp án:

Fe + 6H+ + 3NO3- → Fe3+ + 3NO2 + 3H2O

Ta có: nH+ = 0,4 mol; nNO3- = 0,32 mol ⇒ NO3- dư

nNO2 = 1/2. nH+ = 0,2 mol ⇒ V = 4,48 lít

Thu được hỗn hợp kim loại ⇒ Fe dư và Cu; muối thu được chỉ gồm Fe2+

Gọi x là số mol của Fe phản ứng

Qúa trình cho e: Fe → Fe2+ + 2e

Qúa trình nhận e: Cu2+ + 2e → Cu

N+5 + 1e → NO2

Bảo toàn e: 2x = 0,16. 2 + 0,2 ⇒ x = 0,26 mol

mc/r sau phản ứng = mFe dư + mCu sinh ra = m – 0,26. 56 + 0,16. 64 = 0,7m

⇒ m = 14,4 g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…