Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa 3 loại liên kết sau: a) Liên kết ion. b) Liên kết cộng hóa trị không cực. c) Liên kết cộng hóa trị có cực.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa 3 loại liên kết sau:

a) Liên kết ion.

b) Liên kết cộng hóa trị không cực.

c) Liên kết cộng hóa trị có cực.


Đáp án:

So sánh Liên kết cộng hóa trị không cực Liên kết cộng hóa trị có cực Liên kết ion
Giống nhau về mục đích Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc của khí hiếm (2e hoặc 8e)
Khác nhau về cách hình thành liên kết Dùng chung e. Cặp e không bị lệch Dùng chung e. Cặp e bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện mạnh hơn Cho và nhận electron
Thường tạo nên Giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim Giữa phi kim mạnh yếu khác nhau Giữa kim loại và phi kim
Nhận xét Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: (1) Cacbon đioxit + nước → Axit cacbonic (H2CO3) (2) Lưu huỳnh đioxit +nước → Axit sunfurơ (H2SO3) (3) Natri oxit + nước → natri hiđroxit (NaOH) (4) Bari oxit + nước → bari hiđroxit (Ba(OH)2)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

(1) Cacbon đioxit + nước → Axit cacbonic (H2CO3)

(2) Lưu huỳnh đioxit +nước → Axit sunfurơ (H2SO3)

(3) Natri oxit + nước → natri hiđroxit (NaOH)

(4) Bari oxit + nước → bari hiđroxit (Ba(OH)2)


Đáp án:

(1) CO2 + H2O → H2CO3

(2) SO2 + H2O → H2SO3

(3) Na2O + H2O → 2NaOH

(4) BaO + H2O → Ba(OH)2

Xem đáp án và giải thích
Khi hòa tan đồng (II) bromua (CuBr2) vào axeton, thu được dung dịch màu nâu không dẫn điện ; Nếu thêm nước vào dung dịch này , dung dịch chuyển màu lam và dẫn điện. Hãy giải thích hiện tượng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi hòa tan đồng (II) bromua () vào axeton, thu được dung dịch màu nâu không dẫn điện ; Nếu thêm nước vào dung dịch này , dung dịch chuyển màu lam và dẫn điện. Hãy giải thích hiện tượng?



Đáp án:

Dung dịch đồng (II) bromua trong axeton chứa các phân tử . Sự điện li của các phân tử  thành ion không xảy ra vì phân tử axeton không phân cực. Dung dịch không có các tiểu phân mang điện tích, vì thế dung dịch không dẫn điện. Khi thêm nước, sự điện li đồng bromua bắt đầu, tạo ra các ion đồng hiđrat hóa có màu lam. Dung dịch chứa các ion dương và âm chuyển động tự do vì thế dung dịch dẫn được điện.


Xem đáp án và giải thích
Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là


Đáp án:

Ta có: nH2 = 0,3 mol

--> m = 15,4 + 0,3.2.35,5 = 36,7g

Xem đáp án và giải thích
Bài tập biện luận công thức của hợp chất hữu cơ dựa vào sơ đồ phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho sơ đồ chuyển hoá: Triolein -- (+ H2, Ni, to® -- (+NaOH, to® -- (+HCl) ® Z Triolein X Y Z. Tên của Z là:


Đáp án:
  • Câu A. axit oleic

  • Câu B. axit panmitic

  • Câu C. axit stearic

  • Câu D. axit linoleic.

Xem đáp án và giải thích
Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và 1,46 gam kim loại. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và 1,46 gam kim loại. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3


Đáp án:

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

          x    4x       x       x

3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O

y          28y/3          3y          y/3

Fe dư + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

(x+3y)/2    x+3y

CM = (4x + (28y/3) )/0,2 = 3,2M

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…