Sơ đồ phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho sơ đồ phản ứng sau: (a) X + H2O ----xt----> Y (b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O ----> amoni gluconat + Ag + NH4NO3 (c) Y ----xt----> E + Z (d) Z + H2O ----as, chất diệp lục----> X + G X, Y, Z lần lượt là:

Đáp án:
  • Câu A. Xenlulose, saccarose, cacbon đioxid Đáp án đúng

  • Câu B. Tinh bột, glucose, etanol

  • Câu C. Xenlulose, fructose, cacbon đioxid

  • Câu D. Tinh bột, glucose, cacbon dioxid

Giải thích:

Từ sơ đồ: Z + H2O ----as, chất diệp lục----> ----as----> X + G (1) => Z: CO2 X + H2O ----xt----> Y (2) Từ (1), (2) => X là tinh bột hoặc xenlulose Vì X là tinh bột hoặc xenlulose nên từ (2) => Y là glucose => D.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Giá trị a
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Để thuỷ phân hết 7,612 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được K2CO3; 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Vậy a gần với giá trị nào sau đây nhất ?

Đáp án:
  • Câu A. 1,63.

  • Câu B. 1,42.

  • Câu C. 1,25.

  • Câu D. 1,56

Xem đáp án và giải thích
Giá trị gần đúng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm 2 hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây?

Đáp án:
  • Câu A. 1,95 mol.

  • Câu B. 1,81 mol.

  • Câu C. 1,91 mol.

  • Câu D. 1,80 mol.

Xem đáp án và giải thích
Tại sao hầu hết các hợp chất của cacbon lại là hợp chất cộng hóa trị?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao hầu hết các hợp chất của cacbon lại là hợp chất cộng hóa trị?


Đáp án:

cacbon là phi kim yếu, khả năng nhường và nhận electron đều yếu. Trong các hợp chất cacbon nhường có khả nặng tạo thành những cặp e chung hình liên kết cộng hóa trị.

Xem đáp án và giải thích
Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, rồi cô cạn dung dịch thì thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, rồi cô cạn dung dịch thì thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là bao nhiêu?


Đáp án:

 

Tăng giảm khối lượng ⇒ nHCl = (31,68 – 20)/36,5 = 0,32 mol

⇒ VHCl = 0,33/1 = 0,32 lít = 320 ml

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan 5,64g Cu(NO3)2 và 1,7g AgNO3 vào nước được 101,43g dung dịch A. Cho 1,57g hỗn hợp X bột kim loại gồm Zn và Al vào dung dịch A rồi khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được phần rắn B và dung dịch D chỉ chứa 2 muối. Ngâm B trong dung dịch H2SO4 loãng không thấy có khí thoát ra. Tính C% mỗi muối có trong dung dịch D
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan 5,64g Cu(NO3)2 và 1,7g AgNO3 vào nước được 101,43g dung dịch A. Cho 1,57g hỗn hợp X bột kim loại gồm Zn và Al vào dung dịch A rồi khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được phần rắn B và dung dịch D chỉ chứa 2 muối. Ngâm B trong dung dịch H2SO4 loãng không thấy có khí thoát ra. Tính C% mỗi muối có trong dung dịch D


Đáp án:

Dung dịch sau phản ứng chỉ có 2 muối và hỗn hợp chất rắn không tan suy ra phản ứng vừa đủ

Gọi a,b là số mol của Zn và Al → 65a + 27b = 1,57

nCu+ = 0,03; nAg+ = 0,01 → ne = 0,07

→ 2a + 3b = 0,07

→ a = 0,02mol; b = 0,01 mol

→ mZn(NO3)2 = 3,78gam; mAl(NO3)3 = 2,13 gam

mdd = 101,43 – 64. 0,03 – 108. 0,01 + 65. 0,02 + 27. 0,01 = 100

→ % mZn(NO3)2 = 3,78%

% mAl(NO3)3 = 2,13%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…