Điện phân 200 ml một dung dịch chứa 2 muối là Cu(NO3)2, AgNO3 với cường độ dòng điện là 0,804A đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì mất thời gian là 2 giờ, khi đó khối lượng của cực âm tăng thêm 4,2 gam. Tính nồng độ mol của Cu(NO3)2 trong dung dịch ban đầu 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân 200 ml một dung dịch chứa 2 muối là Cu(NO3)2, AgNO3 với cường độ dòng điện là 0,804A đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì mất thời gian là 2 giờ, khi đó khối lượng của cực âm tăng thêm 4,2 gam. Tính nồng độ mol của Cu(NO3)2 trong dung dịch ban đầu 


Đáp án:

Khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở catot thì Ag+: x mol và Cu2+: y mol đều bị điện phân hết.

Khối lượng catot tăng thêm 4,2 gam → 4,2 = 108x + 64y

Số electron trao đổi trong quá trình điện phân là ne = (0,804. 2. 3600)/96500 = 0,06 mol

→ x + 2y = 0,06

Giải hệ → x = 0,03 và y = 0,015

Nồng độ mol của Cu(NO3)2 trong dung dịch X là: 0,015: 2 = 0,075M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90%, thu được sản phẩm chứa 10,80 gam glucozơ. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90%, thu được sản phẩm chứa 10,80 gam glucozơ. Giá trị của m là


Đáp án:

Saccarozơ + H2O →Glucozơ + Fructozơ

=> nsaccarozơ (pư) = nGlucozơ = 0,06

=> msaccarozơ đã dùng = (0,06 x 342) / 90% = 22,8 gam

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành số 5: Tính chất của oxi, lưu huỳnh
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành số 5: Tính chất của oxi, lưu huỳnh


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của các đơn chất oxi và lưu huỳnh

- Tiến hành TN:

   + Đốt nóng đỏ 1 đoạn dây thép xoắn trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình oxi

   + Cho 1 ít hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh vào đáy ống nghiệm. Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn

- Hiện tượng:

   + Đoạn dây thép cháy đỏ. Khi đưa vào bình oxi, dây thép tiếp tục cháy sáng chói, nhiều hạt nhỏ sáng bắn ra như pháo hoa.

PTHH: 3Fe + 2O2 -to→ Fe3O4

Fe: chất khử

O2: chất oxi hóa

   + Fe và S cháy mãnh liệt, tỏa nhiều nhiệt, hỗn hợp đỏ rực.

PTHH: Fe + S -to→ FeS

Fe: chất khử

S: chất oxi hóa

- Giải thích: Oxi và lưu huỳnh có tính oxi hóa, có khả năng oxi hóa nhiều kim loại ở nhiệt độ cao.

2. Thí nghiệm 2: Tính khử của lưu huỳnh

- Tiến hành TN: Đốt lưu huỳnh cháy trong không khí rồi đưa vào bình oxi.

- Hiện tượng: Khi đốt, lưu huỳnh nóng chảy, sau đó sôi, mùi hắc khó chịu. Khi đưa vào bình oxi phản ứng cháy mãnh liệt hơn.

- Giải thích: S bị oxi hóa bởi oxi. Trong môi trường nhiều oxi, phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn.

PTHH: S + O2 -to→ SO2

S: Chất khử

O2: Chất oxi hóa

3. Thí nghiệm 3: Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ

- Tiến hành TN: Đun nóng liên tục 1 ít lưu huỳnh trên ngọn lửa đèn cồn

- Hiện tượng: Lưu huỳnh rắn màu vàng → chất lỏng màu vàng linh động → quánh nhớt → màu nâu đỏ → lưu huỳnh màu da cam.

- Giải thích: Trạng thái của S phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi đun nóng ở các nhiệt độ khác nhau S có cấu tạo phân tử và trạng thái khác nhau.

Nhiệt độ Trạng thái Màu sắc Cấu tạo phân tử
< 113oC Rắn Vàng Vòng S8
119oC Lỏng linh động Vàng Vòng S8
187oC Lỏng quánh nhớt Nâu đỏ Chuỗi S8 → Sn
445oC Hơi Vàng Chuỗi Sn → Snhỏ
1400oC Hơi Vàng Chuỗi S2
1700oC Hơi Vàng Nguyên tử S

Xem đáp án và giải thích
Tìm m hỗn hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nung hỗn hợp gồm 10,8 gam Al và 16,0 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y . khối lượng kim loại trong Y là:


Đáp án:
  • Câu A.

    16,6 gam

  • Câu B.

    11,2 gam

  • Câu C.

    22,4 gam  

  • Câu D.

    5,6 gam

Xem đáp án và giải thích
Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 g trong O2 dư thu được 0,1568 lít khí CO2 (đktc).Thành phần % theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép đó là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 g trong O2 dư thu được 0,1568 lít khí CO2 (đktc).Thành phần % theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép đó là bao nhiêu?


Đáp án:

nCO2 = 0,007 mol

BT nguyên tố ⇒ nC = nCO2 = 0,007 mol

Khối lượng C là mC = 12. 0,007 = 0,084 (g)

%mC = 0,084/10 . 100% = 0,84%

Xem đáp án và giải thích
Cho 4,9 gam hỗn hợp Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 60% khối lượng) vào một lượng dung dịch HNO3 khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy còn lại 2,3 gam chất rắn không tan. Tính khối lượng muối tạo thành?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 4,9 gam hỗn hợp Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 60% khối lượng) vào một lượng dung dịch HNO3 khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy còn lại 2,3 gam chất rắn không tan. Tính khối lượng muối tạo thành?


Đáp án:

Ta có mCu = 2,94 gam, mFe = 1,96 gam, nFe = 0,035 mol; nCu = 0,046 mol.

→ Sau phản ứng còn 2,3 gam < 2,94 gam → chất rắn không tan là Cu, dung dịch sau phản ứng chứa Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2.

Có nFe(NO3)2 = nFe = 0,035 mol;

nCu(NO3)2 = nCu pư = (2,94 – 2,3) : 64 = 0,01 mol

→ mmuối = mFe(NO3)2 + mCu(NO3)2 = 0,035.180 + 0,01. 188 = 8,18 gam.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…