Nung 16,0 gam Fe2O3 với 8,1 gam Al đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp X. Hòa X bằng dung dịch HCl đặc dư thấy thoát ra V lít khí (đktc). Giá trị V là:
Hỗn hợp là gì?
Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
Cho vào cốc thủy tinh vài thìa nhỏ tinh thể iot, miệng cốc được đậy bằng mặt kính đồng hồ. Đun nóng cốc trên ngọn lửa đèn cồn. Hiện tượng quan sát được là gì?
Cho vào cốc thủy tinh vài thìa nhỏ tinh thể iot, miệng cốc được đậy bằng mặt kính đồng hồ. Đun nóng cốc trên ngọn lửa đèn cồn. Hiện tượng quan sát được là iot chuyển dần thành hơi màu tím.
Khi cho oxit của một kim loại hoá trị n tác dụng với dung dịch HNO3 dư thì tạo thành 34 g muối nitrat và 3,6 g nước (không có sản phẩm khác). Hỏi đó là oxit của kim loại nào và khối lượng của oxit kim loại đã phản ứng là bao nhiêu ?
Phản ứng chỉ tạo ra muối nitrat và nước, chứng tỏ n là hoá trị duy nhất của kim loại trong oxit. Đặt công thức của oxit kim loại là M2On và nguyên tử khối của M là A.
Phương trình hoá học :
M2On + 2nHNO3 2M(NO3)n + nH2O (1)
Theo phản ứng (1), khi tạo thành 1 mol [tức (A + 62n gam)] muối nitrat thì đồng thời tạo thành mol (tức 9n gam) nước.
(A + 62n) gam muối nitrat - 9n gam nước
34 gam muối nitrat - 3,6 gam nước
Ta có tỉ lệ : (
Giải phương trình được A = 23n. Chỉ có nghiệm n = 1, A = 23 là phù hợp. Vậy kim loại M trong oxit là natri.
Phản ứng giữa Na2O và HNO3 :
Na2O + 2HNO3 2NaNO3 + H2O (2)
Theo phản ứng (2) :
Cứ tạo ra 18 gam H2O thì có 62 gam Na2O đã phản ứng
Vậy tạo ra 3,6 gam H2O thì có x gam Na2O đã phản ứng
x = ( = 12,4 (g)
Xác định phân tử khối gần của một hemoglobin (huyết cầu tố ) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử sắt).
Khối lượng phân tử của hemoglobin là M = (56 . 100%) / (0,4%) = 14000 (đvC)
Khi chưng cất nhựa than đá, người ta thu dược phân đoạn chứa phenol và anilin hòa tan trong ankyl benzen (dung dịch A). Sục khí hidroclorua vào 100 ml dung dịch A thì thu được 1,295 g kết tủa. Nhỏ từ từ nước brom vào 100 ml dung dịch A cho đến khi ngừng mất màu brom thì hết 300 ml dung dịch nước brom 3,2%. Tính nồng độ mol của phenol và anilin trong dung dịch A.
Gọi số mol của C6H5OH, C6H5NH2 lần lượt là z, x (trong 100 ml dung dịch A)
A + HCl: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl (1)
Theo (1) nHCl phản ứng = nanilin = nmuối = 1,295/129,5 = 0,01 (mol)
A + dd Br2:
C6H5OH + 3Br2 --> C6H2Br3OH + 3HBr (2)
z 3z z
C6H5NH2 + 3Br2 ---> C6H2Br3NH2 + 3HBr (3)
0,01 0,03 0,01
Coi dung dịch loãng của nước brom có d = 1g/ml, theo đề bài ta có:
nHBr = (300.3,2%)/160 = 0,06 (mol) ⇒ 3z = 0,06 – 0,03 = 0,03 mol hay z = 0,01 mol
CM anilin = CM phenol = 0,01/0,1 = 0,1 M
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.