Hỗn hợp khí A chứa hiđro, một ankan và một anken. Dẫn 15,68 lít A đi qua chất xúc tác Ni nung nóng thì nó biến thành 13,44 lít hỗn hợp khí B. Dẫn B đi qua bình đựng dung dịch brom thì màu của dung dịch nhạt đi và khối lượng bình tăng thêm 5,6 g. Sau phản ứng còn lại 8,96 lít hỗn hợp khí c có tỉ khối đối với hiđro là 20,25. (Biết các thể tích đo ở đktc ; các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn). Hãy xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong mỗi hỗn hợp A, B và C.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí A chứa hiđro, một ankan và một anken. Dẫn 15,68 lít A đi qua chất xúc tác Ni nung nóng thì nó biến thành 13,44 lít hỗn hợp khí B. Dẫn B đi qua bình đựng dung dịch brom thì màu của dung dịch nhạt đi và khối lượng bình tăng thêm 5,6 g. Sau phản ứng còn lại 8,96 lít hỗn hợp khí c có tỉ khối đối với hiđro là 20,25. (Biết các thể tích đo  đktc ; các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn). Hãy xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong mỗi hỗn hợp A, B và C.





Đáp án:

Số mol các chất trong A là :  = 0,7 (mol).

Khi A qua chất xúc tác Ni :

Hỗn hợp B chứa 3 chất: ankan ban đầu , ankan mới tạo ra  và anken còn dư CmH2m với số mol tổng cộng là : = 0,6 (mol).

Số mol H2 trong A là : 0,7 - 0,6 = 0,1(mol).

Khi B qua nước brom thì anken bị giữ lại hết:

Hỗn hợp C chỉ còn  với tổng số moi là  = 0,4 (mol).

Như vậy, 0,2 mol CmH2m có khối lượng 5,6 g, do đó 1 mol CmH2m có khối lượng  = 28 (g)  m = 2.

CTPT của anken là C2H4 ; ankan do chất này tạo ra là C2H6.

Trong hỗn hợp C có 0,1 mol C2H6 và 0,3 mol

Khối lượng hỗn hợp C là : 20,25.2.0,4 = 16,2 (g)

Trong đó 0,1 mol C2H6 có khối lượng 3 g và 0,3 mol  có khối iượng là 16,2 - 3 = 13,2(g).

Khối lượng 1 mol  là  = 44,0 (g)  n = 3

Hỗn hợp A : C3H8 (42,86%); C2H4 (42,86%) ; H2 (14,29%).

Hỗn hợp B : C3H8 (50%) ; C2H6 (16,67%) ; C2H4 (33,33%).

Hỗn hợp C : C3H8 (75%) ; C2H6 (25%). 




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 3,6g một oxit sắt vào dung dịch HCl dư. Sauk hi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,35g một muối sắt clorua. Hãy xác định công thức phân tử của oxit sắt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,6g một oxit sắt vào dung dịch HCl dư. Sauk hi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,35g một muối sắt clorua. Hãy xác định công thức phân tử của oxit sắt.


Đáp án:

Đặt công thức oxit sắt là Fe2Ox

Phương trình hoá học của phản ứng:

Dựa vào phương trình trên, ta có :

3,6 x 2(56+35,5x)=6,35(112+16x)

308x=616  ----->  x=2

Công thức của oxit sắt là Fe2O2, giản ước ta có công thức phân tử của oxit sắt là FeO.

 

Xem đáp án và giải thích
Chỉ số axit là số miligam KOH cần để trung hoà axit béo tự do có trong 1 g chất béo. Để xà phòng hoá 100 kg chất béo (giả sử có thành phần là triolein) có chỉ số axit bằng 7 cần 14,1 kg kali hiđroxit. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng muối thu được
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ số axit là số miligam KOH cần để trung hoà axit béo tự do có trong 1 g chất béo. Để xà phòng hoá 100 kg chất béo (giả sử có thành phần là triolein) có chỉ số axit bằng 7 cần 14,1 kg kali hiđroxit. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng muối thu được



Đáp án:

Chất béo có công thức (C17H33COO)3C3H5 tác dụng với kiềm :

(C17H33COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H33COOK + C3H5(OH)3 (1)

Phản ứng trung hoà axit:

RCOOH + KOH → RCOOK + H2O          (2)

KOH= 14100 g→ n KOH=251,786 mol

Số g KOH để trung hoà axit béo là 700 g ứng với số mol KOH là 12,5 mol.

Theo(2) :nRCOOH = nKOH= 12,5 mol

nH2O= nRCOOH= 12,5 mol

→m H2O = 12,5.18 = 225 (g)

Số mol KOH tham gia phản ứng (1) là : 251,786 - 12,5 = 239,286 (mol)

Số mol glixerol sinh ra =13. n KOH= 79,762 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng :

mmuối=m chất béo + mKOH - mnước - mglixerol

= 100000 + 14100 - 225 - 79,762.92 = 106536,896 (g) =106,54 kg.




Xem đáp án và giải thích
Đun 5,3 gam hỗn hợp X gồm hai ancol A, B (MA < MB) với dung dịch H2SO4 đặc ở 170°C thu được 3,86g hỗn hợp Y gồm hai anken đồng đẳng kế tiếp và hai ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn 3,86g hỗn hợp Y thu được 0,25 mol CO2 và 0,27 mol H2O. Mặt khác, đun 5,3 gam hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 140°C thì thu được 2,78 gam hỗn hợp Z gồm 3 ete có tỉ khối so với H2 là 139/3. Hiệu suất phản ứng tạo ete của A và B lần lượt là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đun 5,3 gam hỗn hợp X gồm hai ancol A, B (M< MB) với dung dịch H2SO4 đặc ở 170°C thu được 3,86g hỗn hợp Y gồm hai anken đồng đẳng kế tiếp và hai ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn 3,86g  hỗn hợp Y thu được 0,25 mol CO2 và 0,27 mol H2O. Mặt khác, đun 5,3 gam hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 140°C thì thu được 2,78 gam hỗn hợp Z gồm 3 ete có tỉ khối so với H2 là 139/3. Hiệu suất phản ứng tạo ete của A và B lần lượt là


Đáp án:

Giải

Ta có 2 ancol A, B là hai đồng đẳng kế tiếp nhau.

Áp dụng ĐLBTKL : mX = mH2O + mY

=> mH2O = mX – mY = 5,3 – 3,86 = 1,44 gam

=> nH2O = 1,44 : 18 = 0,08 mol

Ta có: CTCTTQ của 2 ancol là CnH2n+2O

Nếu ta đốt cháy 5,3g X thì ta có : nX = 0,27 + 0,08 – 0,25 = 0,1

=>Ctb = 0,25 : 0,1 = 2,5

nancol tb = 5,3 : (14n + 18) = 5,3 : 53 = 0,1 mol

Ta có : 2 ancol cần tìm là C2H5OH : 0,05 mol và C3H7OH : 0,05 mol

Giải thích: 46x + 60y = 5,3 (1) và x + y = 0,1 (2)

Từ (1), (2) => x = y = 0,05 mol

Gọi số mol các ancol bị ete là C2H5OH : a mol và C3H7OH : b mol

nete = nH2O sinh ra = (2,78.3) : (139.2) = 0,03 mol

 → a + b = 0,06 (*)

BTKL: 46a + 60b = 2,78 + 0,03.18 (**)

Từ (*), (**) => a = 0,02 mol và y = 0,04 mol

=> %HA = 40%, %HB = 80%

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định bậc của amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc 1?


Đáp án:
  • Câu A. (CH3)3N

  • Câu B. CH3NHCH3

  • Câu C. CH3NH2

  • Câu D. CH3CH2NHCH3

Xem đáp án và giải thích
Cho các từ và cụm từ: axit; cacbonyl; nguyên tử hiđro; tạp chức; đồng thời nhóm cacboxyl và nhóm amino; cacboxyl; amino; một hay nhiều gốc hiđrocacbon; trùng hợp; trùng ngưng; khi thay thế; lưỡng tính. Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: Amin là những hợp chất hữu cơ được tạo thành...(1)...một hay nhiều...(2)...trong phân tử amoniac bởi...(3)...Amino axit là loại hợp chất hữu cơ...(4)... mà phân tử chứa...(5)...Vì có nhóm...(6)...và nhóm...(7)...trong phân tử, amino axit có tính...(8)...và tính chất đặc biệt là phản ứng...(9)...
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các từ và cụm từ: axit; cacbonyl; nguyên tử hiđro; tạp chức; đồng thời nhóm cacboxyl và nhóm amino; cacboxyl; amino; một hay nhiều gốc hiđrocacbon; trùng hợp; trùng ngưng; khi thay thế; lưỡng tính.

Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Amin là những hợp chất hữu cơ được tạo thành...(1)...một hay nhiều...(2)...trong phân tử amoniac bởi...(3)...Amino axit là loại hợp chất hữu cơ...(4)...

mà phân tử chứa...(5)...Vì có nhóm...(6)...và nhóm...(7)...trong phân tử, amino axit có tính...(8)...và tính chất đặc biệt là phản ứng...(9)...





Đáp án:

(1) khi thay thế; (2) nguyên tử hiđro; (3) một hay nhiều gốc hiđrocacbon;

(4) tạp chức; (5) đồng thời nhóm cacboxyl và nhóm amino; (6) amino

(7) cacboxyl; (8) lưỡng tính; (9) trùng ngưng.

 



Read more: https://sachbaitap.com/bai-325-trang-23-sach-bai-tap-sbt-hoa-12-nang-cao-c109a17681.html#ixzz7TRPeHyHK

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…