Nếu đốt Mg trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí lưu huỳnh đioxit, nhận thấy có hai chất bột được sinh ra: bột A màu trắng và bột B màu vàng. Bột B không tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, nhưng cháy được trong không khí, sinh ra khí D làm mất màu dung dịch kali pemanganat. a) Hãy cho biết tên các chất A, B, D và giải thích. b) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nếu đốt Mg trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí lưu huỳnh đioxit, nhận thấy có hai chất bột được sinh ra: bột A màu trắng và bột B màu vàng. Bột B không tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, nhưng cháy được trong không khí, sinh ra khí D làm mất màu dung dịch kali pemanganat.

a) Hãy cho biết tên các chất A, B, D và giải thích.

b) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.


Đáp án:

a) Tên các chất A, B, D: Chất A: MgO; chất B: S; chất D: SO2

b) Các phản ứng:

2Mg  + O2  --t0--> 2MgO

2Mg + SO2  --t0--> 2MgO + S

S + O2 --t0--> SO2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Độ tan (S) của một chất trong nước là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Độ tan (S) của một chất trong nước là gì?


Đáp án:

- Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.

Ví dụ: Ở 25oC khi hòa tan 36 gam muối NaCl vào 100 gam nước thì người ta thu được dung dịch muối bão hòa. Người ta nói độ tan của NaCl ở 25oC là 36 gam hay SNaCl = 36 gam

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu những nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu những nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường.



Đáp án:

Nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường: năng lượng thuỷ lực; năng lượng gió; năng lượng mặt trời

 




Xem đáp án và giải thích
Nhận định
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 1 mol chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen) tác dụng hết với NaOH dư, thu được 2 mol chất Y, 1 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được chất hữu cơ T. Phát biểu nào sau đây sai?

Đáp án:
  • Câu A. Chất Y có phản ứng tráng bạc.

  • Câu B. Chất X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:3.

  • Câu C. Chất T tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2.

  • Câu D. Phân tử chất Z có 2 nguyên tử oxi.

Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thí nghiệm nào sau đây có phản ứng hóa học xảy ra?


Đáp án:
  • Câu A. Cho dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch AgNO3.

  • Câu B. Cho Cr2O3 vào dung dịch NaOH loãng.

  • Câu C. Nhỏ dung dịch Br2 vào dung dịch chứa NaCrO2 và NaOH.

  • Câu D. Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập về tính chất hóa học của este, axit cacboxylic
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có bao nhiêu phản ứng hóa học có thể xảy ra khi cho các đồng phân đơn chức của C2H4O2 tác dụng lần lượt với từng chất: Na, NaOH, NaHCO3?


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…