Nung một lượng NH3 trong bình kín. Sau một thời gian đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất khí trong bình tăng 1,5 lần so với áp suất ban đầu. Tỉ lệ NH3 bị phân hủy chiếm bao nhiêu?
2NH3 → N2 + 3H2
Áp suất trong bình sau tăng 1,5 lần so với ban đầu ⇒ (ntrước)/(nsau) = 2/3
Giả sử ban đầu có 2 mol NH3, x là số mol NH3 bị phân hủy
nsau = nNH3 dư + nN2 + nH2 = 2 – x + 0,5x + 1,5x = 3 mol
⇒ x = 1 ⇒ 50% NH3 phân hủy
Trùng hợp 1,50 tấn etilen thu được m tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là
Câu A. 1,500
Câu B. 0,960.
Câu C. 1,200.
Câu D. 1,875.
Nung nóng 16,8 gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm các oxit sắt và sắt dư. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng H2SO4 đặc nóng thu được 5,6 lít SO2 (đktc). Hãy xác định khối lượng của hỗn hợp X.
Áp dụng bảo toàn electron cho các quá trình oxi hóa và khử tổng hợp từ các giai đoạn của các phản ứng.
Ta có: nFe = 16,8/56 = 0,3(mol); nSO2 = 5,6/22,5 = 0,25(mol)
Theo bảo toàn electron ta có: 4a + 0,5 = 0,9 ⇒ a = 0,1(mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mX = mFe + mO2 = 16,8 + 32a = 16,8 + 32.0,1 = 20(gam)
Câu A. Saccarozơ
Câu B. Glucozơ
Câu C. Amilozơ
Câu D. Xenlulozơ
Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hoá học giữa axit nitric và axit photphoric. Dẫn ra những phản ứng hoá học để minh hoạ?
- Những tính chất chung: Đều có tính axit
+ Chuyển màu chất chỉ thị: Quỳ tím chuyển thành màu hồng
+ Tác dụng với bazơ, oxit bazơ không có tính khử (các nguyên tố có số oxi hoá cao nhất):
3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O
Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
+ Tác dụng với một số muối của axit yếu và không có tính khử:
2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2↑
2H3PO4 + 3Na2SO3 → 2Na3PO4 + 3H2O + 3SO2↑
- Những tính chất khác nhau:
HNO3 | H3PO4 |
- Axit HNO3 là axit mạnh HNO3 → H+ + NO3- - Axit HNO3 có tính oxi hoá mạnh Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O S + 2HNO3 → H2SO4 + 2NO 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O |
- Axit H3PO4 là một triaxit trung bình H3PO4 ⇆ H+ + H2PO4- H2PO4- ⇆ H+ + HPO42- HPO42- ⇆ H+ + PO43- - Axit H3PO4 không có tính oxi hoá. 3Fe + 2H3PO4 → Fe3(PO4)2 + 3H2 S + H3PO4 → không phản ứng 3FeO +2H3PO4 → Fe3(PO4)2 + 3H2O |
Trình bày tóm tắt qui trình chưng cất dầu mỏ, các phân đoạn và ứng dụng của chúng? Có mấy loại than chính? Thành phần và cách chế biến chúng?
Dầu khai thác từ mỏ lên gọi là dầu thô. Dầu thô sau khi sơ chế loại bỏ nước, muối, được chưng cất ở áp suất thường trong các tháp chưng cất phân đoạn liên tục cao vài chục mét. Nhờ vậy người ta tách được những phân đoạn dầu có nhiệt độ sôi khác nhau. Các phân đoạn đó được đưa đi sử dụng hoặc được chế biến tiếp.
Các sản phẩm chưng cất dầu mỏ ở áp suất thường
Nhiệt độ sôi | Số nguyên tử C trong phân tử | Hướng xử lí tiếp theo |
< 180ºC |
1~10 Phân đoạn khí và xăng |
Chưng cất áp suất cao, tách phân đoạn C1-C2, C3-C4 khỏi phân đoạn lỏng (C5-C10) |
170-270ºC |
10~16 Phân đoạn dầu hoả |
Tách tạp chất chứ S, dùng làm nhiên liệu phản lực, nhiên liệu thắp sáng, đun nấu… |
250-350ºC |
16-21 Phân đoạn điêzen |
Tách tạp chất chứa S, dùng làm nhiên liệu cho động cơ điêzen |
350-400ºC |
21-30 Phân đoạn dầu nhờn |
Sản xuất dầu nhờn, làm nguyên liệu cho crăckinh |
> 400ºC |
> 30 Cặn mazut |
Chưng cất áp suất thấp lấy nguyên liệu cho crăckinh, dầu nhờn, parafin, nhựa rải đường |
Trong các loại than mỏ (than gầy, than béo, than bùn,…) hiện nay chỉ có than béo (than mỡ) được dùng để chế biến than cốc và cung cấp một lượng nhỏ hiđrocacbon. Than gầy chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, xi măng, vv…
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.