Viết phương trình điện li của axit yếu CH3COOH trong dung dịch. Nếu hoà tan ít tinh thể chất điện li mạnh CH3COONa vào dung dịch axit trên thì nồng độ H+ tăng hay giảm ? Giải thích dựa vào nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Satơliê.
CH3COOH <=> CH3CO + H+ ( 1 )
CH3COONa phân li trong dung dịch như sau :
CH3COONa CH3CO + Na+
Sự phân li của CH3COOH là quá trình thuận nghịch. Đây là cân bằng động. Khi hoà tan CH3COONa vào thì nồng độ CH3CO tăng lên, làm cho cân bằng (1) chuyển dịch từ phải sang trái, nên nồng độ H+ giảm xuống.
Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.
Số mol H2 là nH2 = 0,56 / 22,4 = 0,025 (mol)
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Theo pt nFe = nH2 = 0,025(mol) → mFe = 0,025 x 56 = 1,4(g)
Lượng Fe gấp đôi khi đó số mol Fe là : 0,05 (mol)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
nFe = 0,05 mol.
Khối lượng Fe đã dùng mFe = 0,05 x 56 = 2,8 (g)
Khối lượng chất rắn m = mCu- mFe = 0,05 x 64 – 0,05 x 56 = 0,4(g)
Hãy nêu cách pha chế 200 ml dung dịch KCl 3M
Số mol chất tan là: nKCl = CM.V = 3. (200/1000) = 0,6 mol
Khối lượng chất tan là: mKCl = 74,5.0,6 = 44,7 gam
Pha chế: Cân lấy 44,7 gam KCl cho vào cốc thủy tinh có dung tích 500 ml. Đổ dần dần nước vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 200ml dung dịch thì thu được 200 ml dung dịch KCl 3M
Một học sinh nghiên cứu một dung dịch X đựng trong lọ không dán nhãn và thu được kết quả sau:
- X đều có phản ứng với cả 3 dung dịch: NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3.
- X không phản ứng với cả 3 dung dịch: NaOH, Ba(NO3)2, HNO3. Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây ?
Câu A. BaCl2.
Câu B. CuSO4.
Câu C. Mg(NO3)2.
Câu D. FeCl2.
Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố. Lấy công thức hóa học của hai hợp chất trong câu 2 làm thí dụ.
Quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
VD theo bài 2 ta có :
FeO : Fe hóa trị II, oxi cũng hóa trị II ⇒ II.1 = 1.II
SiO2 : Si hóa trị IV, oxi hóa trị II ⇒ IV .1 = II. 2
Hoàn thành 2 bảng sau:
STT | Nguyên tố | Công thức của oxit bazơ | Tên gọi | Công thức của bazơ tương ứng | Tên gọi |
1 | Na | ||||
2 | Ca | ||||
3 | Mg | ||||
4 | Fe (Hoá trị II) | ||||
5 | Fe (Hoá trị III) |
STT | Nguyên tố | Công thức của oxit bazơ | Tên gọi | Công thức của bazơ tương ứng | Tên gọi |
1 | S (Hoá trị VI) | ||||
2 | P (Hoá trị V) | ||||
3 | C (Hoá trị IV) | ||||
4 | S (Hoá trị IV) |
STT | Nguyên tố | Công thức của oxit bazơ | Tên gọi | Công thức của bazơ tương ứng | Tên gọi |
1 | Na | Na2O | Natri oxit | NaOH | Natri hidroxit |
2 | Ca | CaO | Canxi oxit | Ca(OH)2 | Canxi hidroxit |
3 | Mg | MgO | Magie oxit | Mg(OH)2 | Magie hidroxit |
4 | Fe (Hoá trị II) | FeO | Sắt(II) oxit | Fe(OH)2 | Sắt(II) hidroxit |
5 | Fe (Hoá trị III) | Fe2O3 | Sắt(III) oxit | Fe(OH)3 | Sắt(III) hidroxit |
STT | Nguyên tố | Công thức của oxit bazơ | Tên gọi | Công thức của bazơ tương ứng | Tên gọi |
1 | S (Hoá trị VI) | SO3 | Lưu huỳnh trioxit | H2SO4 | Axit Sunfuric |
2 | P (Hoá trị V) | P2O5 | Đi photpho pentaoxit | H3PO4 | Axit photphoric |
3 | C (Hoá trị IV) | CO2 | Cacbon đioxit | H2CO3 | Axit cacbonic |
4 | S (Hoá trị IV) | SO2 | Lưu huỳnh đioxit | H2SO3 | Axit Sunfurơ |
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.