Chất X là đồng đẳng của benzen, có công thức đơn giản nhất là C3H4. Công thức phân tử của của X là gì?
Đặt CTPT X là (C3H4)n hay C3nH4n ⇒ 4n = 2.3n – 6 ⇒ n = 3 ⇒ C9H12
Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng
Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản úng của Na, Mg, Al với nước.
- Tiến hành TN: Lấy 3 ống nghiệm
+ Rót nước vào ống nghiệm 1, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Na nhỏ
+ Rót vào ống nghiệm 2 khoảng 5ml H2O, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Mg nhỏ
+ Rót vào ống nghiệm 3 khoảng 5ml H2O, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Al đã cạo sạch lớp oxit.
Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: Khi chưa đun:
+ Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.
+ Ống 2 và ống 3 không có hiện tượng.
Giải thích: Ống 1 xảy ra phản ứng.
Na + H2O → NaOH +0,5H2.
Khí thoát ra là H2 dung dịch thu được là dung dịch kiềm nên phenolphtalein chuyển màu hồng.
- Ống 2 + 3: Không có hiện tượng do Mg và Al không phản ứng với H2O
Khi đun sôi:
+ Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.
+ Ống 2: Dung dịch thu được có màu hồng nhạt.
+ Ống 3: Không có hiện tượng.
Giải thích: Ống 2: Mg tác dụng với nước ở nhiệt độ cao tạo ra dung dịch bazơ yếu nên dung dịch có màu hồng nhạt.
Ống 3: Lớp bảo vệ Al(OH)3 ngăn không cho Al tác dụng với nước ở mọi điều kiện
Kết luận: Khả năng phản ứng với nước Na > Mg > Al.
Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm.
- Tiến hành TN:
+ Rót vào ống nghiệm 2-3 ml dd NaOH loãng, thêm vào đó 1 mẩu nhôm.
+ Đun nóng nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng.
- Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra.
- Giải thích:
Khi cho Al vào dung dịch NaOH thì lớp Al2O3 trên bề mặt Al bị bào mòn.
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O.
Al mất lớp bảo vệ Al2O3 tác dụng với nước:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2.
Al(OH)3 sinh ra lại tan trong dung dịch kiềm
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.
2 phản ứng xảy ra xen kẽ nhau đến khi Al tan hoàn toàn.
Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3.
- Tiến hành TN:
+ Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi khoảng 3ml dd AlCl3, sau đó nhỏ dd NH3 dư vào 2 ống nghiệm
+ Tiếp tục nhỏ dd H2SO4 vào ống 1, lắc nhẹ. Nhỏ dd NaOH vào ống 2, lắc nhẹ
Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: Nhỏ NH3 vào cả 2 ống đều xuất hiện kết tủa trắng
Sau khi thêm H2SO4 và NaOH vào 2 ống thấy kết tủa trong cả 2 ống đều tan.
- Giải thích
Kết tủa trắng là Al(OH)3 tạo thành sau phản ứng:
AlCl3 + 3H2O + 3NH3 → Al(OH)3 + 3NH4Cl.
Kết tủa tan là do Al(OH)3 phản ứng với axit và kiềm tạo ra muối tan:
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.
2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O
Kết luận : Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.
Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, dung dịch NaOH, dung dịch NaHCO3, dung dịch AgNO3/NH3, to. Số phản ứng xảy ra là
Câu A. 3
Câu B. 5
Câu C. 6
Câu D. 4
Hãy chỉ ra những tính chất hoá học chung và khác biệt giữa axit nitric và axit sunfuaric. Viết các phương trình hoá học để minh hoạ?
- Những tính chất khác biệt:
+ Với axit H2SO4 loãng có tính axit, còn H2SO4 đặc mới có tính oxi hoá mạnh, còn axit HNO3 dù là axit đặc hay loãng đề có tính oxi hoá mạnh khi tác dụng với các chất có tính khử.
+ H2SO4 loãng không tác dụng được với các kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hoá học như axit HNO3.
Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2↑
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
- Những tính chất chung:
∗ Với axit H2SO4 loãng và HNO3 đều có tính axit mạnh
+ Thí dụ:
Đổi màu chất chỉ thị: Quỳ tím chuyển thành màu hồng
Tác dụng với bazơ, oxit bazơ không có tính khử (các nguyên tố có số oxi hoá cao nhất):
2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3+ 6H2O
Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2↑
H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + H2O + SO2↑
∗ Với axit H2SO4(đặc) và axit HNO3 đều có tính oxi hoá mạnh
+ Thí dụ:
Tác dụng được với hầu hết các kim loại (kể cả kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hoá học) và đưa kim loại lên số oxi hoá cao nhất.
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O
Cu + 2H2SO4(đặc) → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O
Tác dụng với một số phi kim (đưa phi kim lên số oxi hoá cao nhất)
C + 2H2SO4(đặc) → CO2↑ + 2SO2↑ + 2H2O
S + 2HNO3 → H2SO4 + 2NO↑
Tác dụng với hợp chất( có tính khử)
3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO↑ + 5H2O
2FeO + 4H2SO4(đặc) → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 4H2O
Cả hai axit khi làm đặc nguội đều làm Fe và Al bị thụ động hoá (có thể dùng bình làm bằng nhôm và sắt để đựng axit nitric và axit sunfuaric đặc)
Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa Al(OH)3?
Câu A. Cho từ từ dung dịch Ca(OH)2 đến dư vào dung dịch AlCl3.
Câu B. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Al(OH)3.
Câu C. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
Câu D. Cho từ từ dung dịch H2SO4 đến dư vào dung dịch Al(OH)3.
Cho 0,1 mol một α-amino axit X có mạch C không phân nhánh tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 1M thu được 19,1 gam muối. Công thức của X là:
nX : nNaOH = 1:2 nên X có 2COOH
Muối sẽ có dạng R(COONa)2 0,1 mol
M muối = R + 134 = 19,1/0,1 => R = 57
Chọn R là NH2-C3H5
X là HOOC-CH2CH(NH2)COOH
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.