Trong công nghiệp để xứ lí khí thải H2S người ta hấp thụ và oxi hóa H2S theo sơ đồ sau:
H2S --Na2CO3→ NaHS --O2→ S
H2S --Fe2O3→ Fe2S3 ---O2 → S
Hãy giải thích và viết các phương trình của phản ứng xảy ra.
Xử lý H2S bằng cách biến nó thành bột S không độc
2H2S + Na2CO3 → 2NaHS + CO2 + H2O
2NaHS + O2 → 2NaOH + 2S
3H2S + Fe2O3 → Fe2S3 + 3H2O
2Fe2S3 + 3O2 → 2Fe2O3 + 6S
Nhiệt phân nhựa cây guta peccha người ta thu được một chất lỏng A chứa 88,23% C; 11,76%H. Tỉ khối hơi của A so với nito bằng 2,43. Cứ 0,34 gam A phản ứng với brom dư thì cho 1,94 gam một chất lỏng nặng hơn nước và không tan trong nước. Cho A phản ứng với H2 dư thì thu được isopentan.
a) Hãy xác định công thức phân tử của A.
b) Các dữ kiện đã đủ để xác định công thức cấu tạo của A chưa, vì sao?
a) Ta có MA = 2,43.28 = 68(g/mol)
Từ thành phần phần trăm khối lượng đã cho ta thấy A là hidrocacbon.
Đặt công thức tổng quát của A là CxHy
Ta có: x:y = %C/12 : %H/1 = 5:8
Công thức đơn giản của A là (C5H8)n. Với MA = 68 ⇒ n = 1
Công thức phân tử của A là C5H8.
b) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
mA + mBr2 = m(sản phẩm)⇒0,34 + mBr2 = 1,94 ⇒ m(Br2) = 1,6 (gam)
⇒ nBr2 = 0,01 mol
nA = 0,34/68= 0,005 mol
A tác dụng với Br2 theo tỉ lệ mol 0,005 : 0,01 = 1 : 2 ⇒ A là ankađien hoặc ankin.
Cho A tác dụng với H2 được isopetan ⇒ A là isopren hoặc isoprin
CTCT A: CH2=C(CH3)-CH=CH2 hoặc CH3-CH(CH3)-C≡CH
Các dữ kiện chưa đủ để xác định công thức cấu tạo chính xác của A
Hòa tan hết 31,89 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thu được 10,08l (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và N2O và dung dịch Y. Tỉ khối hơi của X so với khí hidro là 59/3 . Cô cạn dung dịch Y thu được 220,11 gam muối khan. Phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A là
Giải
Ta có : nNO + nN2O = 10,08 : 22,4 = 0,45 mol (1)
30nNO + 44nN2O = (59/3).2.0,45 = 17,7 (2)
Từ (1), (2) => nNO = 0,15 và nN2O = 0,3
Gọi số mol của Al (x mol) và Mg (y mol)
Ta có : 27x + 24y = 31,89 (*)
Giả sử sản phẩm khử chỉ có NO, N2O, ta có : m muối = mKL + mNO3- = 31,89 + 62.(3.0,15 + 0,3) = 78,39 < 220,11g (vô lý) => có tạo ra muối NH4NO3 (z mol)
Hoặc ta thấy có kim loại Al => chắc chắn tạo ra muối NH4NO3
BT e ta có : 3nAl + 2nMg = 3nNO + 8nN2O + 8nNH4NO3
=>3x + 2y = 3.0,15 + 8.0,3 + 8z
=> 3x + 2y – 8z = 2,85 (**)
Ta lại có: mY = 220,11 => mAl(NO3)3 + mMg(NO3)2 + mNH4NO3 = 220,11
=>213.x + 148.y + 80z = 220,11 (***)
Từ *, **, *** ta có x = 0,47; y = 0,8; z = 0,02
%mAl = (27.0,47.100) : 31,89 = 39,79%
=>%mMg = 60,21%
Nước trong vùng có núi đá vôi thuộc loại nước cứng. Viết phương trình hoá học của các phản ứng mô tả sự tạo thành nước cứng.
Trong thành phần của đá vôi có các hợp chất CaCO3, MgCO3. Nước mưa hoà tan khí CO2 trong không khí đã hoà tan dần các hợp chất CaCO3,MgCO3
Mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử H2O, NH3 nhờ sự lai hóa sp các AO hóa trị của các nguyên tử O và N. Hãy mô tả hình dạng của các phân tử đó.
∗ Phân tử H2O:
- Một obitan 2s và 3 obitan 2p của nguyên tử O lai hóa với nhau tạo nên 4 obitan lai hóa sp3 giống hệt nhau, hướng về 4 đỉnh của hình tứ diện đều. Trên 2 obitan lai hóa có electron độc thân; còn trên hai obitan lai hóa khác có cặp electron ghép đôi.
- Hai electron lai hóa chứa electron độc thân xen phủ với obitan ls chứa electron độc thân của hai nguyên tử hiđro, tạo nên hai liên kết σ.
- Phân tử H2O Có dạng góc.
∗ Phân tử NH3:
- 1 obitan 2s và 3 obitan 2p của nguyên tử N lai hóa với nhau tạo nên 4 obitan lai hóa sp3 giống hệt nhau, hướng về 4 đỉnh của hình tứ diện đều. Trên 3 obitan lai hóa có electron độc thân. Trên obitan lai hóa còn lại có cặp electron ghép đôi.
- 3 obitan lai hóa chứa electron độc thân xen phủ với 3 obitan ls chứa electron độc thân của 3 nguyên tử hiđro, tạo nên 3 liên kết σ.
- Phân tử NH3 có dạng hình chóp tam giác.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.