Nêu các biện pháp đã được sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Nêu hai ví dụ cụ thể mà bản thân em đã làm để bảo vệ đồ dùng bằng kim loại trong gia đình.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu các biện pháp đã được sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Nêu hai ví dụ cụ thể mà bản thân em đã làm để bảo vệ đồ dùng bằng kim loại trong gia đình.


Đáp án:

Các biện pháp đã sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn:

1. Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: Sơn, mạ, bôi dầu mỡ lên trên bề mặt kim loại, các chất này không cho kim loại tiếp xúc.

2. Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn: Người ta sản xuất một số hợp kim ít bị ăn mòn, ví dụ như thép không gỉ (inox) để làm các vật dụng, máy móc ...

Em đã sơn cánh cửa sắt, bôi mỡ lên ổ khóa để bảo vệ đồ dùng trong gia đình.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tại sao cacbon monoxit cháy được, còn cacbon đioxit không cháy được trong khí quyển oxi?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao cacbon monoxit cháy được, còn cacbon đioxit không cháy được trong khí quyển oxi?


Đáp án:

CO cháy được trong O2 vì CO có tính khử và O2 có tính oxi hóa, CO2 không có tính khử nên không cháy được trong O2:

2CO           +          O2               --->  2CO2

 

Xem đáp án và giải thích
Cho chất hữu cơ X mạch hở chỉ chứa một loại nhóm Chức tác dụng với 1 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch Y và 9,2 gam một ancol. Lượng NaOH dư trong Y được trung hoà bởi 0,5 lít dung dịch HCl 0,4M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 36,3 gam chất rắn. CTCT của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho chất hữu cơ X mạch hở chỉ chứa một loại nhóm Chức tác dụng với 1 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch Y và 9,2 gam một ancol. Lượng NaOH dư trong Y được trung hoà bởi 0,5 lít dung dịch HCl 0,4M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 36,3 gam chất rắn. CTCT của X là


Đáp án:

nNaOH phản ứng = 3nancol = 0,3 mol ⇒ X là trieste dạng (RCOO)3R’

M(RCOONa) = [36,3 - 0,2.59,5]: 0,3

⇒ R + 67 = 82 ⇒ R = 15(-CH3)

X là (CH3COO)3C3H5

Xem đáp án và giải thích
Để đo chính xác thể tích của dung dịch chuẩn trong chuẩn độ thể tích người ta thường dùng dụng cụ nào sau đây?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để đo chính xác thể tích của dung dịch chuẩn trong chuẩn độ thể tích người ta thường dùng dụng cụ nào sau đây?



Đáp án:
  • Câu A. Bình định mức.

  • Câu B. Buret.

  • Câu C. Pipet.

  • Câu D. Ống đong.

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam hỗn hợp X gốm ba este đều đơn chức tác dụng tối đa với 350 ml dung dịch NaOH 1M. thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 28,6 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Tìm giá trị của m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp X gốm ba este đều đơn chức tác dụng tối đa với 350 ml dung dịch NaOH 1M. thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 28,6 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Tìm giá trị của m?


Đáp án:

Đốt Y ⇒ nCO2 = 0,2 mol và nH2O = 0,35 mol

⇒ nY = nH2O - nCO2 = 0,15 mol

⇒ nO(Y) = 0,15 mol

mY = mC + mH + mO = 5,5g

X gồm este của ancol (0,15 mol) và este của phenol (x mol)

nNaOH = 0,15 + 2x = 0,35 mol

⇒ x = 0,1⇒ nH2O = 0,1 mol

Bảo toàn khối lượng:

mX = mmuối + mY +mH2O - mNaOH = 21,9g

Xem đáp án và giải thích
Oxi hóa hoàn toàn 5,40 gam ankađien X, thu được 8,96 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Oxi hóa hoàn toàn 5,40 gam ankađien X, thu được 8,96 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là gì?


Đáp án:

Đặt CTPT X là CnH2n-2

⇒ 5,4n/(14n-2) = 8,96/22,4 ⇒ n = 4

⇒ CTPT: C4H6

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…