Tại sao các phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ và phản ứng với muối cacbonat và dung dịch axit rất dễ xảy ra?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao các phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ và phản ứng với muối cacbonat và dung dịch axit rất dễ xảy ra?


Đáp án:

- Sản phẩm của phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit bazơ là muối và nước (H2O), mà nước là chất điện li yếu.

Ví dụ: Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

     - Sản phẩm của phản ứng giữa muối cacbonat và dung dịch axit là muối mới, và axit cacbonic (H2CO3) rất yếu, dễ dàng bị phân huỷ thành nước (H2O và khí cacbonic (CO2) Vậy sản phẩm cuối cùng sau phản ứng có chất dễ bay hơi (CO2) và chất điện li yếu (H2O).

Ví dụ: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

     - Theo điều kiện của phản ứng trao đổi thì phản ứng trên xảy ra được.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 1 lượng bột Cu dư vào 200ml hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và sản phẩm khử duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch C, khối lượng muối khan thu được bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 1 lượng bột Cu dư vào 200ml hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và sản phẩm khử duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch C, khối lượng muối khan thu được bao nhiêu?


Đáp án:

Vì chỉ sinh ra khí NO nên ta có:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.

           0,4      0,1             0,15

Nên sau khi cô cạn dung dịch X ta có: 0,15 mol Cu2+; 0,1 mol NO3-; 0,1 mol SO42-

→ mmuối khan = 25,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Những chất sau đây có điểm gì chung (thành phần, cấu tạo, tính chất)? a) Metan, etilen, axetilen, bezen. b) Rượu etylic, axit axetic, glucozơ, protein. c) Protein, tinh bột, xenlulozơ, polietilen. d) Etyl axetat, chất béo.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những chất sau đây có điểm gì chung (thành phần, cấu tạo, tính chất)?

a) Metan, etilen, axetilen, bezen.

b) Rượu etylic, axit axetic, glucozơ, protein.

c) Protein, tinh bột, xenlulozơ, polietilen.

d) Etyl axetat, chất béo.


Đáp án:

Những chất có điểm chung sau:

a) Đều là Hiđrocacbon.

b) Đều là dẫn xuất của Hiđrocacbon.

c) Đều là hợp chất cao phân tử.

d) Đều là este.

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn chất béo X sau phản ứng thu được axit oleic (C17H33COOH) và axit linoleic (C17H31COOH). Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 76,32 gam oxi thu được 75,24 gam CO2. Mặt khác m gam X tác dụng vừa đủ với V ml Br2 1M. Tìm V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn chất béo X sau phản ứng thu được axit oleic (C17H33COOH) và axit linoleic (C17H31COOH). Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 76,32 gam oxi thu được 75,24 gam CO2. Mặt khác m gam X tác dụng vừa đủ với V ml Br2 1M. Tìm V?


Đáp án:

nO2 = 2,385 mol; nCO2 = 1,71 mol

CTPT của X là C57H2yO6

Bảo toàn electron và bảo toàn nguyên tố cacbon:

4.2,385 = (216 + 2y).(1,71/57) → X là C57H102O6 (7 – 3 = 4π trong gốc hiđrocacbon)

→ nBr2 = 0,12 mol → V = 0,12 lít = 120 ml

Xem đáp án và giải thích
Pha chế dung dịch CuSO4 bằng cách hoà tan 87 g CuSO4.5H2O trong nước, thu được 750 ml dung dịch. a)  Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã pha chế. b)   Có bao nhiêu ion Cu2+ và SO42- trong 1 ml dung dịch ? c) Thêm một lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch CuSO4 trên. Hãy cho biết khối lượng các kim loại tham gia và tạo thành sau phản ứng. 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Pha chế dung dịch CuSO4 bằng cách hoà tan 87 g CuSO4.5H2O trong nước, thu được 750 ml dung dịch.

a)  Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã pha chế.

b)   Có bao nhiêu ion Cu2+ và SO42- trong 1 ml dung dịch ?

c) Thêm một lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch CuSO4 trên. Hãy cho biết khối lượng các kim loại tham gia và tạo thành sau phản ứng. 




Đáp án:

a) CM = 0,464M

b) Trong 1 ml dung dịch CuSO4 có :

nCu2+ = nSO2- = nCuSO4 = 0,464.10-3 (mol)

Số ion Cu2+ = số ion SO42-= 0,464.10-3.6,02.1023 = 2,793.1020 (ion)

c) Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

nCu 2+ = 0,0232 mol ; mFe = 1,2992 g ; mCu = 1,4848 g.



Xem đáp án và giải thích
Có 3 bình đựng 3 chất khí không màu là: oxi, hiđro và không khí. Em hãy nêu phương pháp nhận biết 3 chất khí trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 bình đựng 3 chất khí không màu là: oxi, hiđro và không khí. Em hãy nêu phương pháp nhận biết 3 chất khí trên.


Đáp án:

- Cho que đóm còn tàn đỏ vào từng bình chứa khí

+ Bình làm que đóm bùng cháy mãnh liệt là bình chứa oxi

+ Hai bình không hiện tượng là hai bình chứa không khí và hiđro.

- Phân biệt hai bình chứa không khí và hiđro

Dẫn lần lượt khí ở từng bình qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng

+ Nếu CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ thì khí là H2

H2 + CuO --t0--> Cu + H2O

+ Nếu không hiện tượng → không khí.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…