Đốt cháy hoàn toàn 16,2 gam một cacbohidrat X thu được 13,44 lít khí CO_2 (đktc) và 9 gam nước. Tìm công thức đơn giản nhất của X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 16,2 gam một cacbohidrat X thu được 13,44 lít khí CO_2 (đktc) và 9 gam nước. Tìm công thức đơn giản nhất của X


Đáp án:

Ta có: mC = (13,44/22,4). 12 = 7,2 (gam); mH = (9/18). 2 = 1 (gam)

Và mO = 16,2 – (7,2 + 1) = 8g

Lập tỉ lệ: x: y: z = 7,2/12: 1/1: 8/16 = 1,2: 2: 1 = 6: 10: 5

Công thức nguyên của X: (C6H10O5)n

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu hỏa?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Một hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu hỏa?


Đáp án:

Dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Muốn tách nước ra khỏi dầu hỏa, ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới. Mở khóa phễu chiết, tách nước ra trước sau đó đến dầu hỏa, ta được nước và dầu hỏa riêng biệt.

Xem đáp án và giải thích
 Cho V lít dung dịch NaOH 0,4M tác dụng với dung dịch Al2(SO4)3 có chứa 58,14g chất tan thu được 23,4g kết tủa. Tìm giá trị lớn nhất của V 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho V lít dung dịch NaOH 0,4M tác dụng với dung dịch Al2(SO4)3 có chứa 58,14g chất tan thu được 23,4g kết tủa. Tìm giá trị lớn nhất của V 


Đáp án:

Số mol Al3+ = 0,34 mol.

Số mol Al(OH)3 = 0,3 mol < số mol Al3+ nên có 2 trường hợp xảy ra.

+TH1: Al3+ dư → Chỉ tạo Al(OH)3 nên số mol OH- = 3. 0,3 = 0,9 mol.

→ V(dd NaOH) = 2,25 lít = Vmin

+TH2: Al3+ hết → tạo

Al(OH)3: 0,3 mol và [Al(OH)4]-: 0,34 – 0,3 = 0,04 mol

→ Số mol OH- = 3 . 0,3 + 4 . 0,04 = 1,06 mol

→ V(dd NaOH) = 2,65 lít = Vmax.

Xem đáp án và giải thích
Xác định công thức Alcohol
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C5H10O2 với dung dịch NaOH thu được C2H5COONa và ancol Y. Y có tên là :


Đáp án:
  • Câu A. Ancol Etylic

  • Câu B. Ancol Propyolic

  • Câu C. Ancol isopropyolic

  • Câu D. Ancol Metylic

Xem đáp án và giải thích
Có mấy loại oxit?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có mấy loại oxit?


Đáp án:

Gồm 2 loại chính: Oxit axit và oxit bazơ.

1. Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

- Ví dụ: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5...

+ CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3;

+ SO2 tương ứng với axit sunfurơ H2SO3;

+ P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4.

2. Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

- Ví dụ: K2O, CuO, FeO...

+ K2O tương ứng với bazơ kali hiđroxit KOH.

+ CuO tương ứng với bazơ đồng (II) hiđroxit Cu(OH)2.

+ MgO tương ứng với bazơ magie hiđroxit Mg(OH)2.

Chú ý:

- Một số kim loại nhiều hóa trị cũng tạo ra oxit axit.

Ví dụ: mangan (VII) oxit Mn2O7 là oxit axit, tương ứng với axit pemanganic HMnO4.

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Ca, y mol CaC2 và z mol Al4C3 vào nước thì thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y, z là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Ca, y mol CaC2 và z mol Al4C3 vào nước thì thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y, z là gì?


Đáp án:

Chất tan là Ca(AlO2)2

Vậy: nAl = 2nCa => 4z = 2(x + y) => 2z = x + y

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…