Khi thổi khí CO2 dư vào dd C6H5ONa muối vô cơ thu được phải là NaHCO3 vì sao?
Khi thổi khí CO2 dư vào dd C6H5ONa muối vô cơ thu được phải là NaHCO3 vì:
Ta có H2CO3 có Ka 1 = 4,2 x 10-7; Ka 2 = 4,8 x 10-11; C6H5OH có Ka = 1,047 x 10-10
→ tính axit của H2CO3 > C6H5OH > HCO3-
Rượu nào sau đây đã dùng để điều chế andehit propionic:
Câu A. etylic
Câu B. i-propylic
Câu C. n-butylic
Câu D. n-propylic
Hãy điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “liên kết đôi C=O gồm …(1)… và …(2)…C và O đề ở trạng thái …(3)…, O có …(4)…, lớn hơn nên hút ,…(5)… về phía mình làm cho …(6)… trở thành …(7)…:O mang điện tích …(8)…, C mang điện tích ,…(9)…”
A. liên kết
B. electron
C. liên kết σ
D. phân cực
E. liên kết π
G. δ+
H. độ âm điện
I. δ
K. lai hóa Sp2
Liên kết C=O gồm liên kết σ và liên kết π. C và O đều ở trạng thái lai hóa sp2, O có độ âm điện lớn hơn nêu hút electron về phía mình làm cho liên kết C=O trở nên phân cực, O mang điện tích δ- còn C mang điện tích δ+.
Tại sao cacbon monoxit cháy được, còn cacbon đioxit không cháy được trong khí quyển oxi?
CO cháy được trong O2 vì CO có tính khử và O2 có tính oxi hóa, CO2 không có tính khử nên không cháy được trong O2:
2CO + O2 ---> 2CO2
Hòa tan hết 10,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được 3 lít dung dịch có pH = 13. Tìm hai kim loại kiềm đó.
pH = 13 ⇒ [OH-] = 0,1M ⇒ nOH- = 0,3 mol
M (0,3 ) + H2O → M+ + OH- (0,3) + 1/2 H2
⇒ 23(Na) < M = 10,1/0,3 = 33,67 < 39 (K)
So sánh tính chất hoá học của:
a. Anken với ankin
b. Ankan với ankylbenzen
Cho ví dụ minh hoạ
a) So sánh tính chất hóa học anken và ankin:
– Giống nhau:
+ Cộng hiđro ( xúc tác Ni, t0)
CH2=CH2 + H2 -- CH3-CH3
CH≡CH + H2 - CH3-CH3
+ Cộng brom (dung dịch).
CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br
CH≡CH + 2Br2 → CHBr2-CHBr2
+ Cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp.
+ Làm mất màu dung dịch KMnO4.
3CH≡CH + 4H2O + 8KMnO4 → 3(COOH)2 + 8MnO2↓ + 8KOH
3CH2=CH2 +2KMnO4+ 4H2O → 3CH2(OH)-CH2(OH) + 2MnO2↓ + 2KOH
– Khác nhau:
+ Anken: Không có phản ứng thế bằng ion kim loại.
+ Ankin: Ank-1-in có phản ứng thế bằng ion kim loại.
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag-CH-CH-Ag↓ (vàng) + 2NH4NO3
b) ankan và ankylbenzen
Giống nhau:
+ phản ứng thế với halogen:
CH3-CH2-CH3 + Cl2 -- CH3-CHCl-CH3 + HCl
C6H5CH3 + Cl2 -- C6H5CH2Cl + HCl
Khác nhau:
+ Ankan có phản ứng tách, còn ankyl benzen thì không
C4H10 → C4H8 + H2
+ ankyl benzen có phản ứng cộng, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn với dd KMnO4 còn ankan thì không có.
C6H5CH3 + H2 --C6H11CH3
C6H5CH3 +2KMnO4 -- C6H5COOK + 2MnO2↓ + KOH + H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.