Một hỗn hợp gồm 25 gam phenol và benzen khi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tách ra 2 lớp chất lỏng phân cách, lớp chất lỏng phía trên có thể tích 19,5 ml và có khối lượng riêng là 0,8g/ml. Khối lượng phenol trong hỗn hợp ban đầu là gì?
mphenol = 25 – 0,8.19,5 = 9,4 (gam)
Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch Hg(NO3)2, thấy có một lớp thủy ngân bám trên bề mặt nhôm. Hiện tượng tiếp theo quan sát được là gì?
2Al + 3Hg(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Hg
Al sẽ tạo với Hg hỗn hống. Hỗn hống Al tác dụng với nước
2Al + 6H2O → 2 Al(OH)3 + 3H2
Hoà tan 1,04 g muối clorua của kim loại kiềm thổ trong nước thu được dung dịch A. Thêm Na2CO3 dư vào dung dịch A được một kết tủa. Hoà tan kết tủa này trong dung dịch HNO3 được dung dịch B. Thêm H2SO4 dư vào dung dịch B được kết tủa mới có khối lượng 1,165 g. Xác định công thức hoá học của muối clorua kim loại kiềm.
Đặt X là khối lượng mol của kim loại kiểm thổ.
Theo sơ đồ phản ứng: 1 mol MCl2 →1 mol MSO4
(X + 71) g MC12 → (X + 96) g MSO4
1,04 g MC12 → 1,165 g MSO4
⟹ 1,165.(X + 71) = 1,04.(X + 96)
Giải ra được X = 137. Vậy M là Ba, muối là BaCl2.
Khi đun nóng etyl clorua trong dung dịch chứa KOH và C2H5OH, thu được:
Câu A. Ethanol
Câu B. Etilen
Câu C. Axetilen
Câu D. Etan
Viết công thức hóa học của những muối có tên gọi sau: Sắt (III) sunfat, Magie hiđrocacbonat, Kẽm sunfat, Đồng (II) clorua
Sắt (III) sunfat: Fe2(SO4)3
Magie hiđrocacbonat: Mg(HCO3)2
Kẽm sunfat: ZnSO4
Đồng (II) clorua: CuCl2
Nung hỗn hợp bột kim loại gồm 11,2 gam Fe và 6,5 gam Zn với một lượng S dư (trong điều kiện không có khống khí), thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào dung dịch CuSO4 1M. Thể tích dung dịch CuSO4 tối thiểu để hấp thụ hết khí Y là
nFe = 11,2/56 = 0,2 mol; nZn = 6,5/65 = 0,1 mol
nCuSO4= nH2 S= nFeS + nZnS = 0,3 mol ⇒ V = 0,3 lít
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.