Bài toán peptit phản ứng với dung dịch kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đun nóng x gam hỗn hợp A gồm 2a mol tetrapeptit mạch hở X và a mol tripeptit mạch hở Y với 550 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 45,5 gam muối khan của các amino axit đều có 1-COOH và 1-NH2 trong phân tử. Mặt khác thuỷ phân hoàn toàn x gam hỗn hợp A trên bằng dung dịch HCl dư thu được m gam muối. Giá trị của m là? (cho C=12; H=1; O=16, N=14 , Na=23)


Đáp án:
  • Câu A. 56,125

  • Câu B. 56,175

  • Câu C. 46,275

  • Câu D. 53,475 Đáp án đúng

Giải thích:

nNaOH = 2a.4 + 3a = 0,55 Þ a = 0,05 mol; Khi cho peptit tác dụng với NaOH ta luôn có: nH2O sinh ra = npeptit Þ nH2O = 0,55; Bảo toàn khối lượng, ta có : mA + mNaOH = mmuối + mH2O; Þ mA = 45,5 + 0,15.18 - 0,55.40 = 26,2 g; Khi cho peptit tác dụng với HCl thì nHCl = nNaOH = 0,55 mol; tetrapeptit X + 4HCl + 3H2O ---> muối, 0,1mol 0,4 mol 0,3 mol ; tripeptit Y + 3HCl + 2H2® muối, 0,05mol 0,15mol 0,1mol; mA + mHCl + mH2O = mmuối; Þ mmuối = 26,2 + 0,55.36,5 + 0,4.18 = 53,475g; Vậy khối lượng muối thu được là 53,475 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho ta biết những thông tin gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho ta biết những thông tin gì?


Đáp án:

Số hiệu nguyên tử cho biết:

- Số thứ tự ô nguyên tố

- Số đơn vị diện tích hạt nhân

- Số proton và số electron.

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại?


Đáp án:
  • Câu A. NO

  • Câu B. NH4NO3

  • Câu C. NO2

  • Câu D. . N2O5

Xem đáp án và giải thích
Vì sao nước mắt lại mặn ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao nước mắt lại mặn ?


Đáp án:

Nước mắt mặn vì trong nước mắt có tới 6 gam muối. Nước mắt sinh ra từ tuyến lệ nằm phía trên mi ngoài của nhãn cầu. Nước mắt có tác dụng bôi trơn nhãn cầu làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xước và vì có muối nên còn có tác dụng hạn chế bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt.

Xem đáp án và giải thích
Cho 4,08 gam Mg tác dụng với dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và H2SO4 đun nóng, khuấy đều đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch X và 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và 1,76 gam hỗn hợp hai kim loại có cùng số mol. Biết tỉ khối của Y đối với H2 là 8. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X gần nhất với giá trị nào sau đây?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 4,08 gam Mg tác dụng với dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và H2SO4 đun nóng, khuấy đều đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch X và 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và 1,76 gam hỗn hợp hai kim loại có cùng số mol. Biết tỉ khối của Y đối với H2 là 8. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X gần nhất với giá trị nào sau đây?


Đáp án:

Giải

Hỗn hợp kim loại gồm nMg = nCu = 0,02 mol

Sử dụng PP đường chéo: Khí B chứa nNO = nH2 = 0,02 mol

Ta có: nMg bđ = 0,17 mol

→ nMg pư = 0,15 mol

Bảo toàn electron: 2nMg pư = 2nCu + 3NO + 2nH2 + 8nNH4+ → nNH4+ = 0,02 mol

Dung dịch A chứa Mg2+ (0,15); NH4+ (0,02); SO42-

BTĐT 2.0,15 + 0,02 = 2nSO42-  → nSO42- = 0,16 mol 

→ m muối = mMg2+ + nSO42-  + nNH4+ = 19,32 gam

Xem đáp án và giải thích
Kim loai
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho biết có mấy hiện tượng xảy ra khi cho. a. Kẽm (Zn) vào dd đồng sunfat (CuSO4) b. Đồng (Cu) vào dd bạc nitrat (AgNO3) c. Kẽm (Zn) vào dd magiê clorua (MgCl2) d. Nhôm (Al) vào dd đồng sunfat (CuSO4)

Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…