Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc, khí CO hoặc không có oxi, để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc, khí CO hoặc không có oxi, để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?


Đáp án:

Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có nhiều khí độc CO và CH4 và thiếu oxi. Vì một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do trèo xuống giếng gặp nhiều khí độc và chết ngạt do thiếu oxi. Điều tốt nhất là tránh phải xuống giếng, nếu có xuống thì nên mang theo bình thở oxi. Trước khi xuống giếng cần thử xem trong giếng có nhiều khí độc hay không bằng cách cột một con vật như gà, vịt rồi thả xuống giếng. Nếu gà, vịt chết thì chứng tỏ dưới giếng có nhiều khí độc.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thực hành tính chất của một số hiđrocacbon thơm
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành tính chất của một số hiđrocacbon thơm


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Tính chất của benzen

- Tiến hành TN:

    + Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống chứa 2ml nước brom

    + Cho vào ống thứ nhất 5 giọt benzen

    + Cho vào ống thứ hai 5 giọt dầu thông

    + Cho vào ống thứ ba 5 giọt hexan

- Hiện tượng, giải thích:

    + Ống 1: Dung dịch tách lớp: Lớp chất lỏng phía trên là dung dịch brom trong benzen có mày vàng, lớp dưới là nước không màu.

Do benzen không phản ứng với nước brom nhưng hòa tan brom tốt hơn nước.

    + Ống 2: Dung dịch brom bị mất màu da cam

Dầu thông là Tecpen (C10H16). Brom cộng vào nối đôi của tecpen tạo dẫn xuất đihalogen không màu.

    + Ống 3: Dung dịch tách lớp và không đổi màu.

Do hexan không tác dụng với nước brom.

Thí nghiệm 2: Tính chất của toluen

- Tiến hành TN:

    + Cho vào ống nghiệm A: mẩu I2, ống nghiệm B: 2ml dd KMnO4 loãng, ống nghiệm C: 2 ml nước brom

    + Cho vào mỗi ống nghiệm 0,5 ml toluen

- Hiện tượng, giải thích:

    + Ống A: Khi nhỏ toluen vào ống nghiệm chứa I2, lắc kĩ, để yên thấy dung dịch có màu tím nâu.

Do I2 đã tan trong toluen.

    + Ống B: Dung dịch tách lớp: Lớp toluen không màu nổi lên trên, lớp KMnO4 màu tím ở phía dưới.

Do toluen không phản ứng với dd KMnO4 ở nhiệt độ thường.

    + Ống C: Dung dịch phân lớp: Toluen hòa tan trong brom tạo thành lớp chất lỏng màu vàng nhạt nổi phía trên. Dung dịch nước brom ở phía dưới bị nhạt màu.

Xem đáp án và giải thích
Bảng tuần hoàn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Xét ba nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron lần lượt là: X: 1s2 2s2 2p6 3s1, Y: 1s2 2s2 2p6 3s2, Z: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 . Sắp xếp hiđroxit của X, Y, Z theo thứ tự tăng dần lực bazơ là:

Đáp án:
  • Câu A. Y(OH)2< Z(OH)3< XOH.

  • Câu B. Z(OH)2< Y(OH)3< XOH.

  • Câu C. Z(OH)3< Y(OH)2< XOH.

  • Câu D. XOH < Y(OH)2 < Z(OH)3.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm hai este có công thức phân tử lần lượt là C3H6O2 và C3H4O2, cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng dung dịch nước vôi giảm 38,7 gam so với ban đầu. Khối lượng nước sinh ra do phản ứng cháy là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm hai este có công thức phân tử lần lượt là C3H6O2 và C3H4O2, cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng dung dịch nước vôi giảm 38,7 gam so với ban đầu. Khối lượng nước sinh ra do phản ứng cháy là


Đáp án:

0,9 x 100 – (0,9 x 44 + mH2O) = 37,8 → mH2O = 12,6

Xem đáp án và giải thích
Muối Cr (III) tác dụng với chất oxi hóa mạnh trong môi trường kiềm tạo thành muối Cr(VI) . Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng sau: CrCl3 + Cl2 + NaOH → Na2CrO4 + NaCl + H2O Cho biết vai trò các chất CrCl3, Cl2 trong phản ứng. Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Muối Cr (III) tác dụng với chất oxi hóa mạnh trong môi trường kiềm tạo thành muối Cr(VI) . Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng sau:

CrCl3 + Cl2 + NaOH → Na2CrO4 + NaCl + H2O

Cho biết vai trò các chất CrCl3, Cl2 trong phản ứng. Giải thích.


Đáp án:

Phương trình hóa học

2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O

CrCl3 là chất khử vì số oxi hóa của crom tăng từ +3 lên +6.

Cl2 là chất oxi hóa vì số oxi hóa của clo giảm từ 0 về -1.

Xem đáp án và giải thích
Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau: a) 1 lít dung dịch NaCl 0,5M. b) 500ml dung dịch KNO3 2M. c) 250ml dung dịch CaCl2 0,1M. d) 2 lít dung dịch Na2SO4 0,3M.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau:

a) 1 lít dung dịch NaCl 0,5M.

b) 500ml dung dịch KNO3 2M.

c) 250ml dung dịch CaCl2 0,1M.

d) 2 lít dung dịch Na2SO4 0,3M.


Đáp án:

a) nNaCl = CM.V = 0,5.1 = 0,5 (mol) → mNaCl = n.M = 0,5.(23 +35,5) = 29,25 (g)

b) Đổi 500 ml = 0,5 lít

nKNO3 = CM.V = 2.0,5 = 1 (mol) → mKNO3 = n.M = 1.(39 + 14 + 16.3) = 101 (g)

c) Đổi 250 ml = 0,25 lít

nCaCl2 = CM.V = 0,1.0,25 = 0,025 (mol) → mCaCl2 = n.M = 0,025(40 + 71) = 2,775 (g)

d) nNa2SO4 = CM.V = 0,3.2 = 0,6 (mol) → mNa2SO4= n.M = 0,6.142 = 85,2 (g)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…