Hidrocacbon
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất X lưỡng tính, có công thức phân tử C3H9O2N. Cho 18,2 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 16,4 gam muối khan. Tên gọi của X là :

Đáp án:
  • Câu A. Amoni propionat

  • Câu B. Alanin

  • Câu C. Metylamoni propionat

  • Câu D. Metylamoni axetat Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn D. - X là chất lưỡng tính, công thức có dạng : RCOONH3R’. - Khi cho X tác dụng với NaOH nhận thấy : mmuối > mX → R’ + 17 < 23 → R’ < 6. Vậy công thức cấu tạo của X là: CH3COONH3CH3 (Metylamoni axetat).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy so sánh xem nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với nguyên tử cacbon?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy so sánh xem nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với nguyên tử cacbon?


Đáp án:

Nguyên tử khối của Mg là 24 đvC; nguyên tử khối của cacbon là 12 đvC.

⇒Nguyên tử magie nặng hơn 24/12 = 2  lần nguyên tử cacbon.

Xem đáp án và giải thích
Một loại khí thiên nhiên có thành phần trăm về thể tích các khí như sau: 85,0% metan; 10,0% etan; 2,0% nitơ và 3,0% cacbon đioxit. a. Tính thể tích khí (đktc) cần để đun nóng 100,0 lít nước từ 20oC lên 100oC, biết nhiệt toả ra khi đốt 1 mol metan, 1 mol etan lần lượt bằng: 880kJ; 1560kJ và để nâng 1 ml nước lên 1o cần 4,18J. b. Nếu chuyển được toàn bộ hiđrocacbon trong 1,000.103 m3 khí trên (đktc) thành axetilen, sau đó thành vinyl clorua với hiệu suất toàn bộ quá trình bằng 65,0% thì sẽ thu được bao nhiêu kilogam vinyl clorua?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một loại khí thiên nhiên có thành phần trăm về thể tích các khí như sau: 85,0% metan; 10,0% etan; 2,0% nitơ và 3,0% cacbon đioxit.

a. Tính thể tích khí (đktc) cần để đun nóng 100,0 lít nước từ 20oC lên 100oC, biết nhiệt toả ra khi đốt 1 mol metan, 1 mol etan lần lượt bằng: 880kJ; 1560kJ và để nâng 1 ml nước lên 1o cần 4,18J.

b. Nếu chuyển được toàn bộ hiđrocacbon trong 1,000.103 m3 khí trên (đktc) thành axetilen, sau đó thành vinyl clorua với hiệu suất toàn bộ quá trình bằng 65,0% thì sẽ thu được bao nhiêu kilogam vinyl clorua?


Đáp án:

a. Nhiệt lượng cần để đun nóng 100 lít nước từ 20oC lên 100oC là:

   4,18.(100 - 20).(100.103) = 33 440 000 (J) = 33 440 (kJ)

Gọi số mol khí thiên nhiên là x (mol)

⇒ nCH4 = 0,85x (mol) ; nC2H6 = 0,1x (mol)

Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy metan là: 880.0,85x = 748x (kJ)

Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy etan là: 15600.0,1x = 156x (kJ)

⇒ 748x + 156x = 33440

⇒ x = 36,991 (mol)

Vậy thể tích khí thiên nhiên cần dùng là:

   36,991.22,4 = 828,6 (lít) (đktc)

b. Ta có:

828,6 (lít) khí thiên nhiên có 0,85x (mol) CH4 và 0,1x (mol) C2H6

106 (l) (lít) khí thiên nhiên có a (mol) CH4 và b (mol) C2H6

Số mol vinyl clorua thực tế là:

   (18973,2 + 4464,3).0,65 = 15234,4(mol)

Khối lượng vinyl clorua thực tế thu được là:

   15234,4. 62,5 = 952,15.103 (g) = 952,15 (kg)

 

Xem đáp án và giải thích
Hiđrocacbon A chứa vòng benzen trong phân tử không có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Phần trăm khối lượng của cacbon trong A là 90%. Khối lượng mol phân tử của A nhỏ hơn 160 g. Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo A, biết rằng khi tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1 : 1 trong điều kiện đun nóng có bột sắn hoặc không có bột sắn, mỗi trường hợp đều tạo được một dẫn xuất monobrom duy nhất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiđrocacbon A chứa vòng benzen trong phân tử không có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Phần trăm khối lượng của cacbon trong A là 90%. Khối lượng mol phân tử của A nhỏ hơn 160 g. Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo A, biết rằng khi tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1 : 1 trong điều kiện đun nóng có bột sắn hoặc không có bột sắn, mỗi trường hợp đều tạo được một dẫn xuất monobrom duy nhất.



Đáp án:

: 1,3,5-trimetylbenzen

Từ tính chất của A suy ra A là đồng phân của benzen  và từ % khối lượng cacbon tìm được CTPT của A là 

A có mạch nhánh ngoài benze. Khi thể brom vào nhánh hoặc vòng benzen chỉ tạo được một sản phẩm duy nhất, chứng tỏ các vị trí trên vòng benzen đều như nhau ; ngoài nhánh cũng tương tự. Điều đó cho phép chọn cấu tạo phù hợp.




Xem đáp án và giải thích
Chỉ được dùng một kim loại, hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch muối sau đây : NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ được dùng một kim loại, hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch muối sau đây : NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.



Đáp án:

Dùng kim loại bari để phân biệt các dung dịch muối : NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4.

Lấy mỗi dung dịch một ít (khoảng 2-3 ml) vào từng ống nghiệm riêng. Thêm vào mỗi ống một mẩu nhỏ kim loại. Đầu tiên kim loại bari phản ứng với nước tạo thành Ba(OH)2, rồi Ba(OH)2 phản ứng với dung dịch muối.

- Ở ống nghiệm nào có khí mùi khai (NH3) thoát ra, ống nghiệm đó đựng dung dịch NH4NO3 :

- Ở ống nghiệm nào có kết tủa trắng (BaS04) xuất hiện, ống nghiệm đó đựng dung dịch K2SO4 :

- Ở ống nghiệm nào vừa có khí mùi khai (NH3) thoát ra, vừa có kết tủa trắng (BaS04) xuất hiện, ống nghiệm đó đựng dung dịch (NH4)2S04 :




Xem đáp án và giải thích
Cho 10,6 g hỗn hợp A gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với 300 ml dung dịch HCl 1M (loãng), thu được dung dịch B và 5,6 lít khí (đktc).Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch B. Số gam kết tủa cực đại thu được là bao nhiêu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 10,6 g hỗn hợp A gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với 300 ml dung dịch HCl 1M (loãng), thu được dung dịch B và 5,6 lít khí (đktc).Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch B. Số gam kết tủa cực đại thu được là bao nhiêu.



Đáp án:

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…