Trong phản ứng nhiệt phân các muối NH4NO2 và NH4NO3 số oxi hoá của nitơ biến đổi như thế nào? Nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất khử và nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất oxi hoá?
Phản ứng nhiệt phân:
Trong hai phản ứng trên số oxi hoá của nitơ trong mỗi phản ứng đều thay đổi. Trong mỗi phân tử muối một nguyên tử nitơ có số oxi hoá tăng, một nguyên tử có số oxi hoá giảm, đây là phản ứng oxi hoá khử nội phân tử.Ở cả hai phản ứng nitơ nguyên tử trong ion NH+4 đều là chất khử (chất cho e) nitơ từ số oxi hoá -3 tăng lên 0 ở phản ứng (1) và lên +1 ở phản ứng (2).Nguyên tử nitơ trong ion NO2- và NO3- là chất oxi hoá (chất nhận e). Ở phản ứng (1) số oxi hoá của N từ +3 (trong NO2- ) xuống 0 và ở phản ứng (2) số oxi hoá của nitơ từ +5 (trong NO3-) xuống +1.
Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
Câu A. (CH3)3COH và (CH3)2NH.
Câu B. (CH3)2CHCH2OH và CH3NHCH(CH3)2.
Câu C. CH3CH(NH2)CH3 và CH3CH2OH.
Câu D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.
Cho 1,12 g bột sắt và 0,24 g bột Mg vào một bình chứa 250 ml dung dịch CuSO4 rồi khuấy kĩ cho đến khi kết thúc phản ứng. Sau phản ứng, khối lượng kim loại có trong bình là 1,88 g. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 trước phản ứng
Khối lượng kim loại tăng là : 1,88 - 1,12 - 0,24 = 0,52 (g)
Mg là kim loại mạnh hơn Fe nên Mg phản ứng trước.
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (1)
0,01 → 0,01 (mol)
Mg phản ứng hết làm khối lượng tăng là :
64 . 0,01 - 24 . 0,01 = 0,40 (g)
Phản ứng của Fe làm khối lượng tăng thêm là : 0,52 - 0,40 = 0,12(g)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2)
Theo (2), ta có:
1 mol CuSO4 phản ứng làm khối lượng tăng 64 - 56 = 8 (g)
x mol <-------------------------------------------------- 0,12 g
x = 0,12 : 8 = 0,15 mol
Số mol Fe ban đầu là
Vậy Fe còn dư và CuSO4 hết.
Nồng đô mol của CuSO4 là ((0,01 + 0,015).1000) : 250 = 0,1M
Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam một muối nitrat kim loại M hoá trị không đổi được 4 gam oxit và hỗn hợp khí NO2 và O2. Xác định công thức muối của kim loại M.
Vì sau khi nhiệt phân thu được oxit kim loại nên loại AgNO3.
Để đơn giản ta giả sử M có hoá trị II :
2M(NO3)2 ⟶ 2MO + 4NO2 + O2
x ⟶ 2x ⟶ (mol)
Nhận thấy khối lượng chất rắn giảm bằng khối lượng khí thoát ra
⟹ mNO2 + mO2 = 9,4 - 4 = 5,4 g
⟶ 46.2x + 16x = 5,4 ⟶ x = 0,05
Vậy muối đó là Cu(NO3)2.
Bảng dưới đây cho biết giá trị pH của dung dịch một số chất
Dung dịch | A | B | C | D | E |
pH | 13 | 3 | 1 | 7 | 8 |
a) Hãy dự đoán trong các dung dịch ở trên :
Dung dịch nào có thể là axit như HCl, H2SO4
Dung dịch nào có thể là bazơ như NaOH, Ca(OH)2.
Dung dịch nào có thể là đường, muối NaCl, nước cất.
Dung dịch nào có thể là axit axetic (có trong giấm ăn).
Dung dịch nào có tính bazơ yếu, như NaHCO3.
b) Hãy cho biết :
1. Dung dịch nào có phản ứng với Mg, với NaOH.
2. Dung dịch nào có phản ứng với dung dịch HCl.
3. Những dung dịch nào trộn với nhau từng đôi một sẽ xảy ra phản ứng hoá học.
Dự đoán :
Dung dịch c có thể là dd HCl hoặc dd H2SO4.
Dung dịch A có thể là dd NaOH hoặc dd Ca(OH)2.
Dung dịch D có thể là dd đường, dd NaCl hoặc nước cất.
Dung dịch B có thể là dd CH3COOH (axit axetic).
Dung dịch E có thể là dd NaHCO3.
b) Tính chất hoá học của các dung dịch :
1. Dung dịch c và B có phản ứng với Mg và NaOH.
2. Dung dịch A và E có phản ứng với dung dịch HCl.
3. Những dung dịch sau trộn với nhau từng đôi một sẽ xảy ra phản ứng hoá học :
- Dung dịch A và dung dịch C.
- Dung dịch A và dung dịch B.
- Dung dịch E và dung dịch C.
- Dung dịch E và dung dịch B.
- Dung dịch E và dung dịch A.
Câu A. 2
Câu B. 3
Câu C. 4
Câu D. 5
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.