Hóa hơi 5 gam este đơn chức E được thể tích hơi bằng thể tích của 1,6 gam oxi đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam este E bằng dung dịch NaOH vừa đủ được ancol X và 0,94 gam muối natri của axit cacboxylic Y. Xác định X?
neste = nO2 = 1,6/32 = 0,05 mol → Meste = 5/0,05 = 100
Số mol este E xà phòng hóa là: 1/100 = 0,01 mol
Gọi công thức chung của este E là RCOOR’ (R’ là gốc hiđrocacbon)
Ta có: RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
→ nRCOONa = neste = 0,01 mol → MRCOONa = 0,94/0,01 = 94
→ MR = 27 → R là C2H3 (CH2=CH– )
→ E: CH2=CHCOOR’ → 71 + MR’ = 100 → MR’ = 100 – 71 = 29 → R’ là C2H5
→ Vậy ancol X là C2H5OH
Cho 23,0 kg toluen tác dụng với hỗn hợp axit HNO3 đặc, dư (xúc tác axit H2SO4 đặc). Giả sử toàn bộ toluen chuyển thành 2,4,6-trinitrotoluen (TNT).
a. Khối lượng TNT thu được
b. Khối lượng HNO3 đã phản ứng
Nung 100 kg CaCO3 thì thu được 47,6kg CaO. Tính hiệu suất của phản ứng.
Biết phản ứng xảy ra như sau: CaCO3 --t0--> CaO + CO2
CaCO3 --t0--> CaO + CO2
1 → 1 mol
100 → 56 gam
100 → 56 kg
Hiệu suất của phản ứng: H = mtt/mlt . 100% = 85%
Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hóa hết 0,6 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng dư là bao nhiêu gam?
Bảo toàn e:
Fe+2 (0,6) → Fe+3 + 1e (0,6 mol)
Cr+6 (0,2) + 3e (0,6 mol) → Cr+3
⇒ nK2Cr2O7 = 1/2. nCr+6 = 0,1 ⇒ mK2Cr2O7 = 0,1. 294 = 29,4g
Cho một thanh Zn vào bình thủy tinh đựng dung dịch H2SO4 loãng. Để lượng khí H2 thoát ra nhanh hơn có thể cho thêm vào bình một ít dung dịch
Để khí thoát ra nhanh hơn thì Zn phải bị ăn mòn điện hóa học Chỉ có đáp án D tạo 2 điện cực Zn-Cu thỏa mãn
Thủy ngân dễ bay hơi và thủy ngân độc. Nếu nhỡ làm vỡ nhiệt kế thủy ngân và thủy ngân rơi vãi trong phòng thí nghiệm thì làm thế nào để khử độc thủy ngân?
Rắc bột lưu huỳnh lên
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.