Viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế: 1,2 – đicloetan; 1,1 – đicloetan từ etan và các chất vô cơ cần thiết
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế: 1,2 – đicloetan; 1,1 – đicloetan từ etan và các chất vô cơ cần thiết


Đáp án:

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hoà tan hoàn toàn 35,05 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và KCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hoàn toàn 35,05 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và KCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Tìm m?


Đáp án:

Ta có: nFeCl2 = 0,1 mol; nKCl = 0,3 mol

Các phản ứng tạo kết tủa:

Ag+ + Cl- → AgCl

Ag+ + Fe3+ → Ag + Fe2+

m = mAgCl + mAg = 82,55 gam

Xem đáp án và giải thích
Loại thuốc nào sau đây thuộc loại gây nghiện cho con người?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Loại thuốc nào sau đây thuộc loại gây nghiện cho con người?


Đáp án:
  • Câu A. Penixilin, Amoxilin

  • Câu B. Vitamin C, glucozơ.

  • Câu C. Seduxen, moocphin

  • Câu D. Thuốc cảm pamin, Panodol

Xem đáp án và giải thích
Điều chế
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Để điều chế kim loại kiềm người ta dùng phương pháp

Đáp án:
  • Câu A. thuỷ luyện

  • Câu B. nhiệt luyện

  • Câu C. điện phân dung dịch

  • Câu D. điện phân nóng chảy

Xem đáp án và giải thích
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 20; 21; 24; 29; 30. Cấu hình electron của chúng có đặc điểm gì? Tại sao Cu ở nhóm IB, Zn ở nhóm IIB?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 20; 21; 24; 29; 30. Cấu hình electron của chúng có đặc điểm gì? Tại sao Cu ở nhóm IB, Zn ở nhóm IIB?


Đáp án:

Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố:

Z = 20: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 ;

Z = 21: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2 ;

Z = 24: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1 ;

Z = 29: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 ;

Z = 30: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 ;

Nguyên tử của nguyên tố Z = 20 có electron cuối cùng điền vào phân lớp s của lớp ngoài cùng. Đó là nguyên tố s.

Các nguyên tử của nguyên tố còn lại có electron cuối cùng điền vào phân lớp d sát lớp ngoài cùng. Đó là những nguyên tố d.

Ở nguyên tử của nguyên tố Z = 24 và Z = 29 có sự chuyển 1 electron từ phân lớp 4s của lớp ngoài cùng để đạt cấu hình bán bão hòa (phân lớp 3d có 5e) và bão hòa (phân lớp 3d có đủ 10e).

Những nguyên tố d có phân lớp d đã bão hòa thì số thứ tự nhóm của chúng bằng số electron lớp ngoài cùng. Vì vậy, nguyên tử của nguyên tố Cu (Z = 29) có phân lớp 3d đủ 10 electron và lớp ngoài cùng có 1 electron nên ở nhóm IB và nguyên tử của nguyên tố Zn (Z = 30) có phân lớp 3d đủ 10 electron và lớp ngoài cùng có 2 electron nên ở nhóm IIB.

Xem đáp án và giải thích
Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào chỗ có dấu hỏi trong các chương trình hóa học sau: a) ?Al(OH) 3 → ? + 3H2O; b) Fe + ?AgNO3 → ? + 2Ag; c) ?NaOH + ? → Fe(OH) 3 + ?NaCl
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào chỗ có dấu hỏi trong các chương trình hóa học sau:

   a) ?Al(OH) 3 → ? + 3H2O;

   b) Fe + ?AgNO3 → ? + 2Ag;

   c) ?NaOH + ? → Fe(OH) 3 + ?NaCl


Đáp án:

  a) 2Al(OH) 3 → Al2O3 + 3H2O

   b) Fe + 2AgNO3 → Fe(NO32 + 2Ag;

   c) 3NaOH + FeCl3 → Fe(OH) 3 + 3NaCl

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…