Kim loai
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho biết có mấy hiện tượng xảy ra khi cho. a. Kẽm (Zn) vào dd đồng sunfat (CuSO4) b. Đồng (Cu) vào dd bạc nitrat (AgNO3) c. Kẽm (Zn) vào dd magiê clorua (MgCl2) d. Nhôm (Al) vào dd đồng sunfat (CuSO4)

Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3 Đáp án đúng

  • Câu D. 4

Giải thích:

a. Kẽm (Zn) vào dd đồng sunfat (CuSO4) Đồng clorua đang ở màu xanh lam -> nhạt màu -> xuất hiên chất rắn (kết tủa màu đỏ bám vào thanh kẽm Zn+CuSO4---->ZnSO4+Cu b. Đồng (Cu) vào dd bạc nitrat (AgNO3) Cu tan dần trong dd bac nitra, dd từ khônt màu dần dần chuyển sang màu xanh lam và thấy có kết tủa chất rắn màu xám bám vào thanh đồng. Cu+2AgNO3--------> Cu(NO3)2+2Ag c. Kẽm (Zn) vào dd magiê clorua (MgCl2) -> Không có hiên tượng do Zn hoạt động yếu hơn Mg d. Nhôm (Al) vào dd đồng sunfat (CuSO4)dd đồng sunfat từ màu xanh tan dần mất màu tao thành dd trong suốt đồng thời thấy kết tủa màu đỏ bám vào thanh nhôm. 2Al+3CuSO4---->Al2(SO4)3+3Cu

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ mol 1: 1 là: ( biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ mol 1: 1 là: ( biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO). Tính VHNO3


Đáp án:

nFe = nCu = 0,15 mol

    - Do thể tích dung dịch HNO3 cần dùng ít nhất → muối Fe2+

    → ∑ ne cho = 2.(0,15 + 0,15) = 0,6 mol

    - Theo ĐLBT mol electron: nH+ = nHNO3 = (0,6.4): 3 = 0,8 mol

    → VHNO3 = 0,8 lít

Xem đáp án và giải thích
Flo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phản ứng nào tác dụng với hidro xảy ra ngay trong bóng tối, ở nhiệt độ rất thấp?

Đáp án:
  • Câu A. H2 + Cl2 --> 2HCl

  • Câu B. H2 + I2 --> 2HI

  • Câu C. H2 + F2 --> 2HF

  • Câu D. H2 + Br2 --> 2HBr

Xem đáp án và giải thích
Cho các cấu hình elctron sau đây: a) 1s22s22p63s23p63d104s24p2 b) 1s22s22p63s23p63d104s14p3 c) 1s22s22p63s23p3 d) 1s22s22p3 Hãy cho biết: - Cấu hình electron nào ở trạng thái cơ bản? cấu hình electron nào ở trạng thái kích hoạt? - Cấu hình ở trạng thái cơ bản cho ở trên là của nguyên tử nguyên tố nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các cấu hình elctron sau đây:

a) 1s22s22p63s23p63d104s24p2

b) 1s22s22p63s23p63d104s14p3

c) 1s22s22p63s23p3

d) 1s22s22p3

Hãy cho biết:

- Cấu hình electron nào ở trạng thái cơ bản? cấu hình electron nào ở trạng thái kích hoạt?

- Cấu hình ở trạng thái cơ bản cho ở trên là của nguyên tử nguyên tố nào?


Đáp án:

Cấu hình e ở trạng thái cơ bản là:

a: Cấu hình đó là của nguyên tố Ge.

c: Cấu hình đó là của nguyên tố P.

d: Cấu hình đó là của nguyên tố N.

Cấu hình e ở trạng thái kích thước b

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1). Cho Fe2O3 vào dung dịch HI dư. (2). Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2 (3). Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (4). Sục khí CO2 vào dung dịch nước Javen. (5). Cho kim loại Be vào H2O. (6). Sục khí Cl2 vào dung dịch nước Br2. (7). Cho kim loại Al vào dung dịch HNO3 nguội. (8). NO2 tác dụng với nước có mặt oxi. (9). Clo tác dụng sữa vôi (30 độ C). (10). Lấy thanh Fe ngâm trong dung dịch H2SO4 đặc nguội, rồi lấy ra cho tiếp vào dung dịch HCl loãng. Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là:

Đáp án:
  • Câu A. 8

  • Câu B. 6

  • Câu C. 5

  • Câu D. 7

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết liên quan tới phản ứng thủy phân chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi thuỷ phân bất kì chất béo nào cũng thu được :


Đáp án:
  • Câu A. glixerol.

  • Câu B. axit oleic.

  • Câu C. axit panmitic.

  • Câu D. axit stearic.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…