Bài tập xác định chất dựa vào cấu tạo, tính chất vật lý và tính chất hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi axit, thu được glucozơ.Tên gọi của X là:


Đáp án:
  • Câu A. Fructozơ

  • Câu B. Amilopectin

  • Câu C. Xenlulozơ Đáp án đúng

  • Câu D. Saccarozơ

Giải thích:

- Fructozơ và saccarozơ ở điều kiện thường tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng. - Amilopectin là một đoạn mạch của tinh bột có mạch phân nhánh, là chất rắn vô định hình không tan trong nước nguội, trong nước nóng (khoảng 65 oC) tạo thành dung dịch keo (gọi là hồ dán). - Xenlulozơ ở điều kiện thường là chất rắn, dạng sợi màu trắng, phân tử có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn vì được cấu tạo từ các mắc xích β – glucozơ nên khi thủy phân trong môi trường axit thu được glucozơ. Vậy chất rắn X cần tìm là xenlulozơ.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho biết axit là những chất có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ (trong phòng thí nghiệm dùng giấy tẩm quỳ). Hãy chứng tỏ rằng trong nước vắt từ quả chanh có chất axit (axit xitric).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết axit là những chất có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ (trong phòng thí nghiệm dùng giấy tẩm quỳ).

   Hãy chứng tỏ rằng trong nước vắt từ quả chanh có chất axit (axit xitric).


Đáp án:

Nhúng quỳ tím vào nước chanh, quan sát quỳ tím hóa đỏ.

Xem đáp án và giải thích
Tính dẫn điện
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các dung dịch có cùng nồng độ mol/lít sau, dung dịch nào đẫn điện kém nhất ?

Đáp án:
  • Câu A. CH3COOH.

  • Câu B. CH3COONa.

  • Câu C. NaOH.

  • Câu D. HCl

Xem đáp án và giải thích
Đisaccarit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây là đisaccarit?

Đáp án:
  • Câu A. Saccarozơ

  • Câu B. Glucozơ

  • Câu C. Amilozơ

  • Câu D. Xenlulozơ

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO có cùng khối lượng vào dung dịch HNO3 vừa đủ chứa 0,77 mol HNO3 thu được bằng dung dịch Y và khí Z gồm NO và NO2. Khối lượng mol trung bình của Z bằng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO có cùng khối lượng vào dung dịch HNO3 vừa đủ chứa 0,77 mol HNO3 thu được bằng dung dịch Y và khí Z gồm NO và NO2. Khối lượng mol trung bình của Z bằng bao nhiêu?


Đáp án:

mFe3O4 = mCuO = 11,6 gam ⇒ nFe3O4 = 0,05 mol; nCuO = 0,145 mol

nNO = x mol; nNO2 = y mol

Bảo toàn e ta có: nFe3O4 = 3x + y = 0,05 (1)

Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = 3nFe(NO3)3 + 2 nCu(NO3)2 + nNO + nNO2

0,77 = 3.0,15 + 2.0,145 + x + y ⇒ x + y = 0,03 mol (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 0,01 mol; y = 0,02 mol

=> M(trung bình) = (0,01.30 + 0,02.46)/(0,01 + 0,02) = 40,67

Xem đáp án và giải thích
Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?


Đáp án:

Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75o thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì hiệu quả sát trùng kém.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…