Câu hỏi lý thuyết chung về cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím là do chuối xanh có chứa


Đáp án:
  • Câu A. Glucozo

  • Câu B. Saccarozo

  • Câu C. Tinh bột Đáp án đúng

  • Câu D. Xenlulozo

Giải thích:

Nhỏ dung dịch Iod vào tinh bột sẽ xuất hiện màu xanh tím; Đáp án C

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phenol và hợp chất của phenol
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chỉ ra số câu đúng trong các câu sau: (1). Phenol, axit axetic, CO2 đều phản ứng được với NaOH. (2). Phenol, ancol etylic không phản ứng với NaHCO3 (3). CO2, và axit axetic phản ứng được với natriphenolat và dd natri etylat (4). Phenol, ancol etylic, và CO2 không phản ứng với dd natri axetat (5). HCl phản ứng với dd natri axetat, natri p-crezolat

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,4 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Z.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,4 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Z. Tìm m?


Đáp án:

Nhận thấy lượng chất rắn trước phản ứng và sau phản ứng không đổi → chứng tỏ lượng Cu bám vào bằng lượng Fe bị hoà tan

Phương trình phản ứng Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+ và Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

Gọi số mol Cu tạo thành là x mol → số mol Fe phản ứng là 0,05 + x

Chất rắn thu được gồm Fe và Cu

→ m - 56. ( 0,05 + x ) + 64x = m → x = 0,35

→ m = 56. ( 0,35 +0,05 ) = 22,4 gam.

Xem đáp án và giải thích
Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn. Vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất. Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của hai nguyên tố này
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn. Vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất. Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của hai nguyên tố này


Đáp án:

* Vị trí những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn

- Nhóm IA và IIA (trừ H)

- Nhóm III A (trừ Bo)

- Một phần nhóm IVA, VA, VIA

- Các nhóm B

- Họ anta và actini

* Kim loại có tính khử mạnh nhất nằm bên trái, phía dưới của bảng tuần hoàn. Phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất nằm phía trên bên phải của bảng tuần hoàn

Kim loại Cs-6s1

Phi kim : F – 2s22p5

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử của nguyên tố X có 13 electron. Khi mất đi toàn bộ electron ở lớp ngoài cùng, điện tích của ion tạo thành là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của nguyên tố X có 13 electron. Khi mất đi toàn bộ electron ở lớp ngoài cùng, điện tích của ion tạo thành là?


Đáp án:

Số electron phân bố trên các lớp là: 2/8/3.

Khi mất đi toàn bộ electron ở lớp ngoài cùng, điện tích của ion hóa tạo thành là 3+ .

Xem đáp án và giải thích
Nung 100 kg CaCO3 thì thu được 47,6kg CaO. Tính hiệu suất của phản ứng. Biết phản ứng xảy ra như sau: CaCO3  --t0--> CaO + CO2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung 100 kg CaCO3 thì thu được 47,6kg CaO. Tính hiệu suất của phản ứng.

Biết phản ứng xảy ra như sau: CaCO3  --t0--> CaO + CO2


Đáp án:

CaCO3  --t0--> CaO + CO2

1   →         1 mol

100 → 56 gam

100 → 56 kg

Hiệu suất của phản ứng: H = mtt/mlt . 100% = 85%

 

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…