Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai amin (là đồng đẳng) và hai anken cần vừa đủ 0,2775 mol O2, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 11,43 gam. Giá trị lớn nhất của m là:
Câu A. 2,55.
Câu B. 2,97. Đáp án đúng
Câu C. 2,69.
Câu D. 3,25.
Đặt nCO2 = a; nH2O = b; Ta có: 44a + 18b = 11,43, 2a + b = 0,555 (BTNT: O); Þ a = 0,18 mol và b = 0,195 mol; Ta có: nH2O - nCO2 = 0,015 mol; Sự chênh lệch này là do đốt cháy amin nên hai amin này no, mạch hở. Đặt CT chung của hai amin là CnH2n+2-x(NH2)x; CnH2n+2-x(NH2)x ---O2---> nCO2 + (n+1+0,5x)H2O + x/2N2; Ta có: nH2O - nCO2 = 0,015 = (1 + 0,5x) Þ nN2 = 0,5x.namin < 0,015 Þ mnito < 0,42; Bảo toàn khối lượng, ta có: m(hỗn hợp) + mO2 = mCO2 + mH2O +mN2; Þ m = 11,43 + mN2 - 8,88 < 2,97; Vậy khối lượng lớn nhất của m là 2,97g.
Dựa vào dữ kiện nào trong các dữ kiện sau đây để có thể nói một chất là vô cơ hay hữu cơ?
a) Trạng thái (rắn, lỏng, khí).
b) Màu sắc
c) Độ tan trong nước.
d) Thành phần nguyên tố.
Dựa vào thành phần nguyên tố (trường hợp d) để xác định một hợp chất là vô cơ hay hữu cơ.
Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, hiệu suất 100% dòng điện có cường độ không đổi) dung dịch X gồm 0,3 mol CuSO4 và 0,225 mol HCl, sau một thời gian điện phân thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 21,1875 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho 22,5 gam bột Fe vào Y đến khi kết thúc các phản ứng thu được m gam kim loại. Biết các khi sinh ra hòa tan không đáng kể trong nước. Giá trị của m là
Nitơ có những đặc điểm về tính chất như sau :
a) Nguyên tử nitơ có 5 electron ở lớp ngoài cùng nên chỉ khi có khả năng tạo hợp chất cộng hóa trị trong đó nitơ có số oxi hóa +5 và -3.
b) Khí nitơ tương đối trơ ở nhiệt độ thường.
c) Nitơ là phi kim tương đối hoạt động ở nhiệt độ cao
d) Nitơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại mạnh và hiđro.
e) Nitơ thể hiện tính khử khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.
Nhóm nào sau đây chỉ gồm các câu đúng ?
Câu A. a,d,e.
Câu B. a,c,d
Câu C. a,b,c
Câu D. b,c,d,e
Điện phân 100 ml một dung dịch có hòa tan 13,5 gam CuCl2 và 14,9 gam KCl (có màng ngăn và điện cực trơ)
a) Trình bày sơ đồ và viết phương trình hóa học của phản ứng điện phân có thể xảy ra.
b) Hãy cho biết chất nào còn lại trong dung dịch điện phân. Biết thời gian điện phân là 2 giờ, cường độ dòng điện 5,1 ampe.
c) Hãy xác định nồng độ các chất có trong dung dịch sau điện phân. Biết rằng dung dịch sau điện phân đã được pha loãng cho đủ 200 ml.
nCuCl2 = 13,5/135 = 0,1 mol ; nKCl = 14,9/74,5 = 0,2 mol ⇒ nCl- = 0,4 mol; nCu2+ = 0,1 mol
Phương trình điện phân : CuCl2 → Cu + Cl2
2KCl + 2H2O → 2KOH + H2 + Cl2
Khối lượng clo thoát ra m = (71.5,1.7200)/(2.96500) = 13,5 gam
⇒ nCl = 0,19 mol ⇒ Cl- còn dư
Hết Cu2+: 2H2O + 2e → H2 + 2OH- (dd)
Chất còn lại sau điện phân là K+ 0,2 mol; Cl- dư 0,02 mol; OH- dư 0,18 mol
⇒ KOH 0,18 mol; KCl 0,02 mol
c. CM KOH = 0,18/0,2 = 0,9 M.
CM KCl = 0,02/0,2 = 0,1 M
Khi hòa tan 30 gam hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO3 1M lấy dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính khối lượng của CuO trong hỗn hợp ban đầu
nNO = 0,3 mol
Bảo toàn e: 2nCu = 3nNO
→ nCu = 0,45 mol → mCu = 0,45. 64 = 28,8 gam
→ mCuO = 1,2 gam.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.