Axit clohiđric có thể tham gia vào phản ứng oxi hóa-khử và đóng vai trò:
a) Chất oxi hóa;
b) Chất khử.
Với mỗi trường hợp đó, hãy nêu ra hai ví dụ để minh họa.
a) Axit HCl là chất oxi hóa:
2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
b) Axit HCl là chất khử:
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2 O.
Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO3 1,1M thu được dung dịch X chứa a gam muối và 3,584 lít (đktc) gồm khí N2, N2O có tỉ khối hơi với hidro là 19. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?
Giải
Ta có: n HNO3 = 2,42 mol; n hh khí = 0,16 mol
Sử dụng phương pháp đường chéo ta có: nN2 = 0,06 mol; nN2O = 0,1 mol
Ta thấy Al => có sản phẩm khử là NH4NO3
Mở rộng: Al, Zn, Mg tác dụng với HNO3 => sp khử có NH4NO3
BTNT N ta có: n HNO3 = 2nN2 + 2nN2O + 10nN2 + 8nN2O + 2nNH4NO3 + 8nNH4NO3
→ n HNO3 = 12nN2 + 10nN2O + 10nNH4NO3
→ 2,42 = 12.0,06 + 10.0,1 + 10nNH4NO3
→ n NH4NO3 = 0,07 mol
BT e ta có: 3nAl = 10nN2 + 8nN2O + 8nNH4NO3
→ nAl = (10.0,06 + 8.0,1 + 8.0,07):3 = 49/75 mol = nAl(NO3)3
→ a = mAl(NO3)3 + mNH4NO3 = 213.(49/75) + 80.0,07 = 144,76g
Câu A. Đun nóng với Cu(OH)2 có kết tủa đỏ gạch.
Câu B. Hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.
Câu C. Đều tác dụng với dung AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.
Câu D. Đều tham gia phản ứng thủy phân.
Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). % khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X gần giá trị nào nhất sau đây?
Giải
Hỗn hợp Z gồm CO và CO2 có M = 36 dùng đường chéo => tỷ lệ mol CO = CO2 = 0,03 mol
Số mol O phản ứng = CO = 0,03 mol nên số mol O còn trong Y = (0,25m/16 - 0,03)
Khối lượng kim loại trong Y ta có: mY = 0,75m.
Ta có: ne = nNO3- = 3nNO + 2nO = 3.0,04 + 0,25m/8 – 0,06 = 0,06 + 0,25m/8
Số mol NO3- tạo muối tính theo NO = 0,04.3 = 0,12 mol
Áp dụng BTKL: 3,08m = 0,75m + 62.0,12 + 62.2(0,25m/16 - 0,03)
=> m = 9,477 g
=> nO(Y) = nO(X) – nO pứ CO = 0,118 mol
Gọi số mol Al ; Fe3O4 ; CuO trong X lần lượt là x ; y ; z
=> 27x + 232y + 80z = 9,477
nO(X) = 4y + z = 0,148 mol
Nếu quy hỗn hợp sau thành Al ; Fe ; Cu ; O thì :
ne = 3x + 9y + 2z = 3nNO + 2nO = 0,356
=> x = 0,01 ; y = 0,03 ; z = 0,028 mol
=> %mFe3O4 = 73,44%
Từ dung dịch MgSO4 2M làm thế nào pha chế được 100ml dung dịch MgSO4 0,4M?
nMgSO4 = V.CM = 0,04 mol
Thể tích dung dịch MgSO42M trong đó có thể hòa tan 0,04 mol MgSO4:
VMgSO4 = n/CM = 0,02 l = 20 ml
* Cách pha chế:
- Đong lấy 20ml dung dịch MgSO4 2M cho vào bình chứa.
- Cho thêm từ từ nước cất vào bình cho đủ 100ml. Lắc đều ta được 100ml dung dịch MgSO4 0,4mol/l.
Cho 0,15 mol axit Glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính số mol NaOH
Coi hỗn hợp phản ứng với NaOH gồm H2N-C3H5-(COOH)2 và HCl
HCl + NaOH → NaCl + H2O
0,35mol 0,35 mol
H2N-C3H5-(COOH)2 + 2NaOH → H2N-C3H5(COONa)2 + 2H2O
0,15 mol 0,3 mol
Số mol nNaOH = 0,35 + 0,3 = 0,65 mol
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.