Xác định tên chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ba dung dịch A, B, C thỏa mãn:

- A tác dụng với B thu được kết tủa X, cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí; đồng thời thu được kết tủa Y.

- B tác dụng với C thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.

- A tác dụng C thu được kết tủa Z, cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy khí không màu thoát ra.

A, B và C lần lượt là.


Đáp án:
  • Câu A. CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3.

  • Câu B. FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2

  • Câu C. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)3.

  • Câu D. FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3. Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn D.

- A tác dụng với dung dịch B : FeSO4 (A) + Ba(OH)2 (B) → Fe(OH)2↓ + BaSO4↓ (Y). Vậy kết tủa X gồm Fe(OH)2 và BaSO4.

- X tác dụng với HNO3 loãng dư : 3Fe(OH)2 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO↑ + 8H2O. Vậy kết tủa Y là BaSO4.

- B tác dụng với dung dịch C : Ba(OH)2 (B) + (NH4)2CO3 (C) → BaCO3↓ + 2NH3↑ + 2H2O.

- A tác dụng với dung dịch C : FeSO4 (A) + (NH4)2CO3 (C) → FeCO3↓ (Z) + (NH4)2SO4. - Z tác dụng với dung dịch HCl thì : FeCO3 (Z) + 2HCl → FeCl2 + CO2↑ + H2O.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đisaccarit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất thuộc loại đisaccarit là:

Đáp án:
  • Câu A. fructozơ

  • Câu B. glucozơ

  • Câu C. xenlulozơ

  • Câu D. saccarozơ

Xem đáp án và giải thích
Liên kết kim loại là gì? So sánh với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Liên kết kim loại là gì? So sánh với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị ?


Đáp án:

Liên kết kim loại là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do và các ion dương, kết dính các ion dương kim loại với nhau.

So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hóa trị:

- Giống nhau: có sự dùng chung electron.

- Khác nhau:

+ Liên kết cộng hóa trị: sự dùng chung electron giũa hai nguyên tử tham gia liên kết.

+ Liên kết kim loại: sự dùng chung electron toàn bộ electron trong nguyên tử kim loại.

So sánh liên kết kim loại với liên kết ion.

- Giống nhau: đều là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện.

- Khác nhau:

+ Liên kết ion: do lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tích trái dấu.

+ Liên kết kim loại: lực hút tĩnh điện sinh ra do các electron tự do trong kim loại và ion dương kim loại.

Xem đáp án và giải thích
Có những vật bằng sắt được tráng thiếc hoặc tráng kẽm. a. Giải thích tại sao thiếc và kẽm có thể bảo vệ được kim loại sắt. b. Nếu trên bề mặt của vật đó có những vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong. Hãy cho biết: - Có hiện tượng gì xảy ra khi để những vật đó trong không khí ẩm. - Trình bày cơ chế ăn mòn đối với những vật trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những vật bằng sắt được tráng thiếc hoặc tráng kẽm.

a. Giải thích tại sao thiếc và kẽm có thể bảo vệ được kim loại sắt.

b. Nếu trên bề mặt của vật đó có những vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong.

Hãy cho biết:

- Có hiện tượng gì xảy ra khi để những vật đó trong không khí ẩm.

- Trình bày cơ chế ăn mòn đối với những vật trên.


Đáp án:

a. Sn, Zn cách li Fe với môi trường nên bảo vệ được Fe.

b. Nếu bề mặt bị sây sát khi để trong không khí ẩm sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.

* Với cặp Fe - Sn: ăn mòn theo vết sây sát vào sâu bên trong

Cực âm là Fe: Fe → Fe2+ + 2e sau đó Fe2+ → Fe3+ + e

Cực dương là Sn: 2H2O + 2e → 2 OH- + H2

Sau đó Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2

Fe3+ + 3 OH- → Fe(OH)3

Fe(OH)2. Fe(OH)3 → Fe2O3.nH2O (Gỉ sắt)

* Với cặp Fe - Zn: ăn mòn từ bên ngoài

Cực âm là Zn: Zn → Zn2+ + 2e

Cực dương là Fe: 2H2O + 2e → 2OH- + H2

Kết quả là Zn bị ăn mòn.

Xem đáp án và giải thích
Khi hòa tan đồng (II) bromua (CuBr2) vào axeton, thu được dung dịch màu nâu không dẫn điện ; Nếu thêm nước vào dung dịch này , dung dịch chuyển màu lam và dẫn điện. Hãy giải thích hiện tượng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi hòa tan đồng (II) bromua () vào axeton, thu được dung dịch màu nâu không dẫn điện ; Nếu thêm nước vào dung dịch này , dung dịch chuyển màu lam và dẫn điện. Hãy giải thích hiện tượng?



Đáp án:

Dung dịch đồng (II) bromua trong axeton chứa các phân tử . Sự điện li của các phân tử  thành ion không xảy ra vì phân tử axeton không phân cực. Dung dịch không có các tiểu phân mang điện tích, vì thế dung dịch không dẫn điện. Khi thêm nước, sự điện li đồng bromua bắt đầu, tạo ra các ion đồng hiđrat hóa có màu lam. Dung dịch chứa các ion dương và âm chuyển động tự do vì thế dung dịch dẫn được điện.


Xem đáp án và giải thích
Bài toán khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho m gam hỗn hợp X gồm K, Ca tan hết vào dung dịch Y chứa 0,12 mol NaHCO3 và 0,04 mol CaCl2, sau phản ứng thu được 7 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,896 lít khí (đktc). Giá trị của m là

Đáp án:
  • Câu A. 1,72

  • Câu B. 1,56.

  • Câu C. 1,98.

  • Câu D. 1,66.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…