Khi cho đá vào cốc nước ta thấy đá nổi lên là do
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho đá vào cốc nước ta thấy đá nổi lên là do hiện tượng gì?


Đáp án:

Khi cho đá vào cốc nước ta thấy đá nổi lên là do nước đá có cấu trúc rỗng nên nước đã có tỉ khối nhỏ hơn khi nước ở trạng thái lỏng.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp chất rắn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho hỗn hợp rắn X gồm các chất có cùng số mol gồm BaO, NaHSO4, FeCO3 vào lượng nước dư, lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được rắn Y chứa ?

Đáp án:
  • Câu A. BaSO4

  • Câu B. BaO và BaSO4

  • Câu C. BaSO4 và Fe2O3

  • Câu D. BaSO4, BaO và Fe2O3.

Xem đáp án và giải thích
Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là bao nhiêu?


Đáp án:

Ta có: nHCl = 0,03 mol; nNa2CO3 = 0,02 mol; nNaHCO3 = 0,02 mol

    Pứ:

  nH+ còn = 0,01 mol và trong dd đang có nHCO-3 = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol

    Do H+ dư nên tiếp tục xảy ra phản ứng:

 

nCO2 sau pu = 0,01 mol

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê và dựa vào cân bằng sau để minh họa: C(r) + CO2(k) ⇌ 2CO(k); ΔH = 172KJ
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phát biểu nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê và dựa vào cân bằng sau để minh họa:

C(r) + CO2(k) ⇌ 2CO(k); ΔH = 172KJ


Đáp án:

- Nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê: "Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động bên ngoài, như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó".

- Áp dụng: Giảm áp suất, tăng nhiệt độ, tăng nồng độ CO2 hoặc giảm nồng độ CO cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận.

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn?


Đáp án:

Trong bảng tuần hoàn có gần 90 nguyên tố kim loại, chúng nằm ở các vị trí như sau:

Nhóm IA (trừ hiđro) và nhóm IIA.

Nhóm IIIA (trừ Bo) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA.

Các nhóm B từ IB đến VIIIB.

Họ lantan và họ actini được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng.

Xem đáp án và giải thích
Cho sơ đồ của phản ứng sau: Al + CuO → Al2O3 + Cu a) Lập phương trình hóa học của phản ứng. b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của bốn cặp chất trong phản ứng, tùy chọn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ của phản ứng sau:

   Al + CuO → Al2O3 + Cu

   a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

   b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của bốn cặp chất trong phản ứng, tùy chọn.


Đáp án:

 a) Phương trình hóa học:

   2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu

   b) Cứ 2 nguyên tử Al tác dụng với 3 phân tử CuO.

   Cứ 2 nguyên tử Al phản ứng tạo ra 1 phân tử Al2O3.

   Cứ 1 phân tử Al2O3 được tạo ra cùng với 3 nguyên tử Cu.

   Cứ 3 phân tử CuO phản ứng tạo ra 3 nguyên tử Cu.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…