Xác định cặp chất không phản ứng về kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cặp chất không xảy ra phản ứng là


Đáp án:
  • Câu A. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2 Đáp án đúng

  • Câu B. dung dịch NaOH và Al2O3.

  • Câu C. K2O và H2O.

  • Câu D. Na và dung dịch KCl.

Giải thích:

Chọn A. A. NaNO3 + MgCl2: không xảy ra B. 2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O C. K2O + H2O → 2KOH D. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho hỗn hợp A gồm 2 gam Fe và 3 gam Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính khối lượng muối trong dung dịch thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp A gồm 2 gam Fe và 3 gam Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính khối lượng muối trong dung dịch thu được.


Đáp án:

Ta có: nNO = 0,02 mol, nFe ban đầu = 0,0375 mol

N+5 + 3e → N+2

      0,06    0,02 mol

Fe → Fe3+ + 3e

   0,0375    0,1125 mol

Nếu Fe phản ứng hết, số mol electron nhường = 0,0375. 3 = 0,1125 > 0,06

=> Fe dư, Cu chưa phản ứng với dung dịch HNO3

Fephản ứng → Fe3+ + 3e

0,02          0,06 mol

2Fe+3 + Fe → 3Fe2+

0,02    0,01    0,03 mol

Như vậy sau khi phản ứng kết thúc Fe dư, Cu chưa phản ứng muối tạo ta là Fe(NO3)3

mFe(NO3)2 = 0,03. 180 = 54g

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là sự xen phủ trục và sự xen phủ bên? Lấy ví dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là sự xen phủ trục và sự xen phủ bên? Lấy ví dụ minh họa.


Đáp án:

- Sự xen phủ trục: Sự xen phủ trong đó trục của các obitan tham gia liên kết trùng với đường lối tâm của hai nguyên tử liên kết gọi là sự xen phủ trục. Sự xen phủ trục tạo liên kết σ.

- Sự xen phủ bên: Sự xen phủ trong đó trục của các obitan tham gia liên kết song song với nhau và vuông góc với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết được gọi là sự xen phủ bên. Sự xen phủ bên tạo liên kết π.

Xem đáp án và giải thích
Viết các phương trình hóa học giữa cặp chất sau đây (ghi rõ điều kiện, nếu có): a) Khí flo và hiđro. b) Lưu huỳnh và oxi. c) Bọt sắt và bột lưu huỳnh. d) Cacbon và oxi. e) Khí hiđro và lưu huỳnh.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Viết các phương trình hóa học giữa cặp chất sau đây (ghi rõ điều kiện, nếu có):

a) Khí flo và hiđro.

b) Lưu huỳnh và oxi.

c) Bột sắt và bột lưu huỳnh.

d) Cacbon và oxi.

e) Khí hiđro và lưu huỳnh.


Đáp án:

a) H2 + F2 → 2HF (k)

b) S + O2 → SO2(to)

c) Fe + S → FeS (to).

d) C + O2 → CO2(to).

e) H2 + S → H2S.(to)

Xem đáp án và giải thích
Biện luận công thức cấu tạo của C6H10O5 dựa vào sơ đồ phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

X là một hợp chất có CTPT C6H10O5: X + 2NaOH → 2Y + H2O ; Y + HCl loãng → Z + NaCl ; Hãy cho biết 0,1 mol Z tác dụng với Na dư thì thu được bao nhiêu mol H2?


Đáp án:
  • Câu A. 0,1 mol

  • Câu B. 0,15 mol

  • Câu C. 0,05 mol

  • Câu D. 0,2 mol

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu không đúng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

Đáp án:
  • Câu A. Enzin là những chất hầu chết có bản chất protein

  • Câu B. Cho glyxin tác dụng với HNO2 có khí bay ra

  • Câu C. Phức đồng – saccarozo có công thức là (C12H21O11)2Cu

  • Câu D. Tetrapeptit thuộc loại polipeptit

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…