Câu A. 7 Đáp án đúng
Câu B. 4
Câu C. 5
Câu D. 6
(a). Sai. Vì phản ứng theo hai hướng 2KClO3 → 2KCl + 3O2 4KClO3 → KCl + 3KClO4 (c). Sai.Vì Fe + H2O → FeO + H2↑ 3Fe + 4H2O → 4H2 + Fe3O4 (d). Sai. Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 3 sau oxi và silic. (e). Sai. Ở nhiệt độ khoảng 3000 độ C: N2 + O2 ↔ 2NO (f). Sai. Không thể dập đám cháy có Mg bằng CO2 vì 2Mg + CO2 → C + 2MgO sau đó C cháy làm đám cháy càng to hơn. (g). Sai. Vì Ag3PO4 tan trong HNO3. (h). Sai. Vì Apatit có công thức là 3Ca3(PO4)4.CaF2 còn: Ca3(PO4)2 là photphorit.
Trình bày cấu tạo của phân tử N2? Vì sao ở điều kiện thường nitơ là một chất trơ? Ở điều kiện nào nitơ trở nên hoạt động hơn?
- Cấu hình e của nitơ: 1s22s22p3
CTCT của phân tử nitơ: N ≡ N
- Giữa hai nguyên tử trong phân tử N2 hình thành một liên kết ba bền vững. Mỗi nguyên tử ni tơ trong phân tử N2 có 8e lớp ngoài cùng, trong sđó có ba cặp e dùng chung và 1 cặp e dùng riêng đã ghép đôi.
Ở điều kiện thường nitơ là chất trơ vì có lên kết ba bền vững giữa hai nguyên tử, liên kết này chỉ bị phân huỷ rõ rệt thành nguyên tử ở nhiệt độ 3000oC.
Ở nhiệt độ cao nitơ trở nên hoạt động vì phân tử N2 phân huỷ thành nguyên tử nitơ có 5e lớp ngoài cùng và có độ âm điện tương đối lớn (3,04) nên trở nên hoạt động.
Câu A. 5
Câu B. 2
Câu C. 3
Câu D. 4
Nêu những đặc điểm về cấu trúc của amilozo , amilopectin và sự liên quan giữa cấu trúc với tính chất hóa học của tinh bột
Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit : amilozơ và amilopectin, trong đó amilozơ chiếm 20 – 30 % khối lượng tinh bột
a) Phân tử amilozơ
- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glicozit tạo thành mạch không phân nhánh
- Phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo. Mỗi vòng xoắn gồm 6 gốc glucozơ
b) Phân tử amilopectin
- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng 2 loại liên kết:
+ Liên kết α – 1,4 – glicozit để tạo thành một chuỗi dài (20 – 30 mắt xích α – glucozơ)
+ Liên kết α – 1,6 – glicozit để tạo nhánh
Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken đó là gì?
Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken đó là eten và but-2-en.
Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố, giải thích:
a) Tại sao từ nitơ đến bitmut tính phi kim của các nguyên tố giảm dần?
b) Tại sao tính phi kim của nitơ yếu hơn so với oxi và càng yếu hơn so với flo?
a) Trong nhóm VA đi từ N đến Bi độ âm điện giảm ⇒ Tính phi kim giảm vì độ âm điện đặc trưng cho tính phi kim.
b) Các nguyên tố N, O và F thuộc chu kì 2 của bảng tuần hoàn. Theo quy luật của một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân độ âm điện tăng, tính phi kim tăng.
Vì vậy tính phi kim: 7N < 8O < 9F.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.