Viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa axit 2-aminopropanoic với NaOH, H2SO4; CH3OH khi có mặt khí HCl bão hòa.
CH3-CH(NH2)-COOH + NaOH → CH3-CH(NH2)-COONa + H2O.
CH3-CH(NH2)-COOH + H2SO4 → CH3-CH(NH3HSO4)-COOH .
CH3-CH(NH2)-COOH + CH3OH + HCl <=HClbh=>CH3-CH(NH2)-COOCH3 + H2O.
Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z = 12) trong bảng tuần hoàn:
a) Hãy nêu tính chất hóa học cơ bản của nó:
- Là kim loại hay phi kim.
- Hóa trị cao nhất đối với oxi.
- Viết công thức của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng và tính chất của nó.
b) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).
a) Cấu hình electron của nguyên tử Mg: 1s22s22p63s2.
Mg có 2e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính kim loại, hóa trị cao nhất với oxi là II, chất MgO là oxit bazơ và Mg(OH)2 là bazơ.
b) Na: 1s22s22p63s1.
Mg: 1s22s22p63s2.
Al: 1s22s22p63s23p1.
- Có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng nên đều là kim loại.
- Tính kim loại giảm dần theo chiều Na, Mg, Al.
- Tính bazơ giảm dần theo chiều NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.
Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc S(sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau đây:
a) Ankin là phần còn lại sau khi lấy đi q nguyên tử H từ phân tử ankan. []
b) Ankin là hidrocacbon còn lại sau khi lấy đi 1 nguyên tử H từ phân tử ankan. []
c) Ankin là hidrocacbon không no có 1 liên kết ba C≡C. []
d) Ankin là hidrocacbon mạch hở có 1 liên kết ba C≡C. []
e) Ankin là hợp chất có công thức chung R1-C≡C-R2 với R1,R2 là H hoặc nhóm ankin. []
a) S
b) S
c) S
d) Đ
e) Đ
Để đốt cháy 4,48 lít khí etilen cần phải dùng:
a) Bao nhiêu lít oxi?
b) Bao nhiêu lít không khí chứa 20% thể tích oxi? Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
a) Phương trình phản ứng cháy etien:
C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O.
nC2H4 = 0,2 mol
Theo pt nO2 = 3. nC2H4 = 0,2 x 3 = 0,6 mol.
VO2 = 0,6 x 22,4 = 13,44 lít.
b) Thể tích không khí = (13,44.100)/20 = 67,2 lít
Xà phòng hóa hoàn toàn một lượng triglixerit X cần V ml dung dịch NaOH 1M , thu được 9,2 gam glixerol .Giá trị của V là
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH --> 3RCOONa + C3H5(OH)3
nC3H5(OH)3 = 0,1 mol
nNaOH = 0,3 mol
=> V = 0,3 lít
Câu A. Không có hiện tượng
Câu B. Có chất rắn màu trắng bám bên ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần
Câu C. Có chất rắn màu nâu đỏ bám bên ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần
Câu D. Có khí không màu thoát ra, dung dịch không đổi màu
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.