Theo quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Theo quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì:


Đáp án:
  • Câu A. phi kim mạnh nhất là iot.

  • Câu B. kim loại mạnh nhất là liti.

  • Câu C. phi kim mạnh nhất là flo. Đáp án đúng

  • Câu D. kim loại yếu nhất là xesi.

Giải thích:

Theo quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì phi kim mạnh nhất là flo.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp T gồm 2 ancol đơn chức là X và Y (MX < MY), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 27,2g T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm 0,08 mol ba ete (có khối lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z thì cần vừa đủ 43,68 lít khí O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp T gồm 2 ancol đơn chức là X và Y (MX < MY), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 27,2g T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm 0,08 mol ba ete (có khối lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z thì cần vừa đủ 43,68 lít khí O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y là


Đáp án:

Giải

Đặt Công thức trung bình 2 ancol là CnH2n+1OH,

Công thức trung bình 3 ete là (CnH2n+1)2O, phân tử khối trung bình 3 ete là M ba ete = 6,76/0,08 = 84,5.

Do đó: 28n + 18 = 84,5 suy ra n = 2,375.

Vì vậy, 2 ancol cần tìm là C2H5OH (a mol) và C3H7OH (b mol).

Để đốt cháy hoàn toàn Z cần một lượng O2 đúng bằng lượng cần dùng để đốt cháy T:

C2H6O + 3O2 → 2CO2 + 3H2O

C3H8O + 9/2O2 → 3CO2 + 4H2

Nên ta có: 46a + 60b = 27,2 và 3a + 4,5b = 43,68/22,4 = 1,95. 

=> a = 0,2 và b = 0,3 mol. 

Gọi x, y lần lượt là số mol ancol tạo ete

=>  x + y = 2.0,08 = 0,16 (1)

ancol phản ứng = mete + mH2O = 6,76 + 18.0,08 = 8,2 => 46x + 60y  = 8,2 (2)

Từ (1), (2) suy ra: x= 0,1 và y = 0,06 mol.

Do đó, hiệu suất tạo ete của X = 0,1/0,2 = 50%; của Y = 0,06/0,3 = 20%.

Xem đáp án và giải thích
Hệ số polime hóa là gì? Có thể xác định chính xác hệ số polime hóa dược không? Tính hệ số polimc hóa của PE, PVC và xenlulozơ, biết rằng phân tử khối trung bình của chúng lần lượt là 420.000, 250.000, 1.620.000.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hệ số polime hóa là gì? Có thể xác định chính xác hệ số polime hóa dược không? Tính hệ số polimc hóa của PE, PVC và xenlulozơ, biết rằng phân tử khối trung bình của chúng lần lượt là 420.000, 250.000, 1.620.000.


Đáp án:

Số các đơn vị mắt xích liên kết với nhau trong phân tử polime :

Nói chung không thể xác định chính xác hệ số polime hóa do phân tử khối của polime là không xác định

PE:

28n = 420000 → n = 15000

PVC:

625n = 250000 → n = 4000

Xenlulozo (C6H10O5)n 162n = 1620000 → n = 10000

Xem đáp án và giải thích
Đốt 12,8 gam Cu trong không khí, hòa tan chất rắn thu được trong dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448ml khí NO duy nhất (đktc). a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra. b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hòa tan chất rắn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt 12,8 gam Cu trong không khí, hòa tan chất rắn thu được trong dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448ml khí NO duy nhất (đktc).

a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hòa tan chất rắn.


Đáp án:

a) 2Cu + O2 → 2CuO (1)

3CuO + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + H2O (2)

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O (3)

b) nCu = 0,2 (mol) ; nNO = 0,02 (mol)

Từ (2) => nCu(dư) = nNO = 0,03 (mol) ; nHNO3 = 4nNO = 0,08 (mol).

Từ (1) => nCuO = nCu(phản ứng) = 0,2 - 0,03 = 0,17 (mol).

Từ (3) => nHNO3 = 2nCuO = 0,34 (mol).

Vậy thể tích dung dịch HNO3 cần dùng là: (O,34 + 0,08) / 0,5 = 0,84 (lít).

Xem đáp án và giải thích
Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nguyên liệu thiên nhiên là khí thiên nhiên và khí dầu mỏ bằng cách nào sau đây?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nguyên liệu thiên nhiên là khí thiên nhiên và khí dầu mỏ bằng cách nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong lò Biogaz.

  • Câu B. Thu khi metan từ khí bùn ao.

  • Câu C. Len men ngũ cốc.

  • Câu D. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ trong lò.

Xem đáp án và giải thích
Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng?


Đáp án:

Đồng là một kim loại đứng sau Hiđro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.

⇒ Đồng không phản ứng với dung dịch H2SO4.

⇒ Không có hiện tượng gì xảy ra.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…