Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trư­ớc một ít muối ăn (NaCl)?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trư­ớc một ít muối ăn (NaCl)?


Đáp án:

Do nhiệt độ sôi của nư­ớc ở áp suất 1at là 100oC, nếu ta thêm NaCl thì lúc đó làm cho nhiệt độ của nư­ớc muối khi sôi (dung dịch NaCl loãng) là > 100oC. Do nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn của n­ước nên rau chín nhanh hơn, thời gian luộc rau không lâu nên rau ít mất vitamin. Vì vậy khi đó rau muống sẽ mềm hơn và xanh hơn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có những oxit sau : Fe2O3, SO2, CuO, MgO, CO2. a) Những oxit nào tác dụns được với dung dịch H2SO4 ? b) Những oxit nào tác dụng được với dung dịch NaOH ? c) Những oxit nào tác dụng được với H2O ? Viết các phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những oxit sau : Fe2O3, SO2, CuO, MgO, CO2.

a) Những oxit nào tác dụns được với dung dịch H2SO4 ?

b) Những oxit nào tác dụng được với dung dịch NaOH ?

c) Những oxit nào tác dụng được với H2O ?

Viết các phương trình hoá học.


Đáp án:

Những oxit bazơ tác dụng với dung dịch H2SO4 là : Fe2O3, CuO và MgO.

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

Những oxit axit tác dụng với dung dịch NaOH là : SO2, CO2.

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Những oxit axit tác dụng được với H2O là : SO2, CO2.

SO2 + H2O → H2SO3

CO2 + H2O → H2CO3

Xem đáp án và giải thích
Amin axit là gì? Viết công thức cấu tạo và gọi tên các amino axit có công thức phân tử là C4H9NO2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Amin axit là gì? Viết công thức cấu tạo và gọi tên các amino axit có công thức phân tử là C4H9NO2


Đáp án:

Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxyl(-COOH)

Các amino axit có CTPT C4H9NO2:

CH3CH2CH(NH2)COOH: axit 2-amino butanoic

CH3CH(NH2)CH2COOH: axit 3-amino butanoic

CH2(NH2)CH2CH2COOH: axit 4-amino butanoic

(CH3)2-C-(NH2)-COOH: axit 2-amino-2-metyl propanoic

CH2(NH2)-CH(CH3)-COOH: axit 3-amino-2-metyl propanoic

Xem đáp án và giải thích
Cho 3,09 gam muối natri halogenua (X) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa này sau khi phân hủy hoàn toàn cho 3,24 gam bạc. Công thức của muối X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,09 gam muối natri halogenua (X) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa này sau khi phân hủy hoàn toàn cho 3,24 gam bạc. Công thức của muối X là gì?


Đáp án:

NaY + AgNO3 → AgNO3 + AgY ↓

2AgY → 2Ag + Y2

nNaY = nAgY = nAg = 3,24/108 = 0,03 (mol)

0,03(23+MY) = 3,09 ⇒ MY = 80 (Br)

Xem đáp án và giải thích
Trong số các chất sau, những chất nào là chất điện li? H2S, SO2, Cl2, H2SO3, CH4, NaHCI3, Ca(OH)2, HF, C6H6, NaClO.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong số các chất sau, những chất nào là chất điện li?

H2S, SO2, Cl2, H2SO3, CH4, NaHCI3, Ca(OH)2, HF, C6H6, NaClO.


Đáp án:

Những chất điện li là: H2S, H2SO3, NaHCl3, Ca(OH)2, HF, NaClO.

Xem đáp án và giải thích
Một đoạn tơ nilon – 6,6 có khối lượng 7,5g thì số mắt xích trong đoạn tơ đó là?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Một đoạn tơ nilon – 6,6 có khối lượng 7,5g thì số mắt xích trong đoạn tơ đó là?


Đáp án:

Tơ nilon-6,6: [-HN-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n

→ Số mắt xích: n = (7,5/226).6,023.1023

→ n = 1,99.1022

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…