Câu A. CO2 Đáp án đúng
Câu B. N2O
Câu C. Cl2
Câu D. N2
Để dập tắt các đám cháy thông thường người ta sử dụng khí CÒ. Tuy nhiên đối với các đám cháy bằng kim loại manh như K, Na, Mg...người ta không sử dụng CO2. Vì CO2 làm cho lửa cháy thêm gây thiệt hại nghiêm trọng Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được trong khí quyển CO2. Thí dụ : 2Mg + CO2 → 2MgO + C Cacbon sinh ra lại tiếp tục cháy:
Khí A có công thức dạng RO2. Biết dA/kk = 1,5862. Hãy xác định công thức của khí A?
Tỉ khối của A so với không khí là 1,5862
=> MA = 29. dA/KK = 29.1,5862 = 46 g/mol
Khối lượng mol của khí A là:
MRO2 = MR+2.MO => MR = 46 – 2.16 = 14 gam/mol.
=> R là N
=> Công thức của A là NO2
Nhôm cháy trong oxi tạo ra nhôm oxit Al2O3. Khi đốt cháy 54 gam nhôm trong oxi dư thì tạo ra số mol Al2O3 là bao nhiêu?
nAl = 2 mol
4Al + 3O2 --t0--> 2Al2O3
2 →1 (mol)
Vậy nAl2O3 = 1mol.
Để nhận biết ion NO3- trong dung dịch có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
Câu A. Dung dịch HCl.
Câu B. Dung dịch NaOH
Câu C. Dung dịch BaCl2.
Câu D. Cu và dung dịch H2SO4 loãng.
Cho các dung dịch chứa các ion riêng biệt Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl-, SO42-. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch đó.
Nhận biết các ion riêng biệt: Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl-, SO42-
- Nhỏ vào các mẫu dung dịch thuốc thử là NaOH:
Nhận ra ion Mg2+ vì có kết tủa trắng: Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2↓
Nhận ra ion Al3+ vì có kết tủa trắng sau đó tan ra khi thêm OH-
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
Al(OH)3↓ + OH- → [Al(OH)4]- tan
Nhận ra ion Ni2+ vì có kết tủa màu xanh lục:
Ni2+ + 2OH- → Ni(OH)2↓
- Nhỏ vào hai mẫu thuốc thử còn lại chứa hai anion dung dịch chứa Ba2+. Nhận ra ion SO42- vì tạo chất kết tủa màu trắng không tan trong axit.
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
Mẫu chứa ion Cl- là mẫu còn lại.
Từ trái sang phải trong một chu kì tại sao bán kính nguyên tử các nguyên tố giảm thì tính kim loại giảm, tính phi kim tăng?
Trong một chu kì thì nguyên tử các nguyên tố có cùng số lớp electron theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần, nên khả năng dễ mất electron ở lớp ngoài cùng giảm dần nên tính kim loại giảm dần, đồng thời khả năng thu thêm electron ở lớp ngoài cũng tăng nên tính phi kim tăng dần.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.