Đun nóng a gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo với 200 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được glixerol và hỗn hợp muối Y. Hiđro hóa hoàn toàn Y cần vừa đủ 0,1 mol H2 chỉ thu được muối natri panmitat. Đốt cháy 0,07 mol E thu được 1,645 mol CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
Y gồm các muối 16C nên X sẽ có 51C và các axit béo (Gọi chung là M) có cùng 16C
Số C = nCO2/nE = 1,645/0,07 = 23,5 => nX: nM = 3:11
Đặt n X = 3a => nA = 11a
=>nNaOH = 3 x 3a + 11 a= 0,2 => a = 0,01
=> n H2O = 0,11 mol và nC3H5(OH)3 = 0,03 mol
Muối gồm: C15H31COONa (0,2 mol) và H2 (-0,1)
=> m muối = 0,2 x 278 = 55,4 gam
BTKL: mE + mNaOH = mmuối+ mH2O + mC3H5(OH)3
=> mE = 55,4 + 0,11 x 18 + 0,03 x 92 - 0,2 x 40 = 52,14 gam
Người ta nung 4,9 gam KClO3 có xúc tác thu được 2,5 gam KCl và một lượng khí oxi.
a. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính hiệu suất của phản ứng
a. Phương trình hóa học: 2KClO3 --t0--> 2KCl + 3O2↑
b. nKClO3 = 0,04 mol
2KClO3 --t0--> 2KCl + 3O2↑
1 → 1 mol
0,04 → 0,04 (mol)
Khối lượng KCl thu được theo lý thuyết là:
mlt = mKCl= nKCl.MKCl = 0,04.74,5 = 2,98 gam
Hiệu suất của phản ứng là: H = mtt/mlt . 100% = 83,9%
Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối
1. Tính chất hóa học của bazơ.
Thí nghiệm 1: Natri hiđroxit tác dụng với muối.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
Giải thích: dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch FeCl3 tạo ra kết tủa Fe(OH)3 nâu đỏ.
Phương trình: 3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 + 3NaCl.
Kết luận: Bazơ kiềm tác dụng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới.
Thí nghiệm 2: Đồng (II) hiđroxit tác dụng với axit.
Hiện tượng: Kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt màu xanh lam.
Giải thích: Kết tủa tan là do HCl tác dụng với Cu(OH)2 tạo dd trong suốt màu xanh lam.
Phương trình: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O.
Kết luận: Bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo muối và nước.
2. Tính chất hóa học của muối.
Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại.
Hiện tượng: Trên đinh sắt xuất hiện lớp chất rắn màu đỏ.
Giải thích: Fe đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO4. Cu bám vào trên bề mặt đinh sắt.
Phương trình: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Kết luận: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối tạo muối mới và giải phóng kim loại.
Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng không tan.
Giải thích: BaCl2 tác dụng với Na2SO4 tạo ra BaSO4 màu trắng không tan.
Phương trình: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl.
Kết luận: Muối tác dụng với muối tạo thành hai muối mới trong đó có 1 muối không tan.
Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
Giải thích: BaCl2 tác dụng với H2SO4 tạo ra kết tủa trắng BaSO4.
Phương trình: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl.
Kết luận: Muối tác dụng với axit tạo muối mới không tan và axit mới.
Hãy nêu ví dụ về phản ứng phân hủy tạo ra:
a) hai đơn chất.
b) hai hợp chất.
c) một đơn chất và một hợp chất..
Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.
Phản ứng phân hủy
a) Hai đơn chất: 2HgO→ 2Hg + O2 ; H2S →H2 + S
b) Hai hợp chất: Cu(OH)2 → CuO+ H2O CaCO3→ CaO + CO2
c) Một đơn chất và một hợp chất: 2KClO3 → 2KCl + 3O2
2KNO3 → 2KNO2 + O2
Ở a) và c) là phản ứng oxi hóa khử vì số oxi hóa của các nguyên tố thay đổi;
Ở b) không phải phản ứng oxi hóa khử vì số oxi hóa không thay đổi.
Câu A. 17,5
Câu B. 31,68
Câu C. 14,5
Câu D. 15,84
Cho kim loại Mg tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl thu được muối MgCl2 và 4,48 lít khí hiđro (ở đktc). Tính khối lượng axit clohiđric cần dùng cho phản ứng?
Số mol H2 là: nH2 = 0,2 mol
Phương trình hóa học:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
0,4 ← 0,2 (mol)
Khối lượng HCl cần dùng là:
mHCl = nHCl.MHCl = 0,4.36,5 =14,6 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.