Trung hòa 100 gam dung dịch A chứa hỗn hợp HCl và H2SO4 cần vừa đủ 100 ml dung dịch B chứa NaOH 0,8M và Ba(OH)2 0,6M thu được 11,65 gam kết tủa. Nồng độ phần trăm của HCl trong dung dịch A là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trung hòa 100 gam dung dịch A chứa hỗn hợp HCl và H2SO4 cần vừa đủ 100 ml dung dịch B chứa NaOH 0,8M và Ba(OH)2 0,6M thu được 11,65 gam kết tủa. Nồng độ phần trăm của HCl trong dung dịch A là bao nhiêu?


Đáp án:

Đặt số mol HCl và H2SO4 lần lượt là x và y

Phản ứng trung hòa: H+ + OH- → H2O

Phản ứng tạo kết tủa: Ba2+ + SO42- → BaSO4

Ta có: nH+ = nOH- ⇒ x + 2y = 0,2

nBaSO4 = 0,05 mol, nBa(OH)2 = 0,06 mol

⇒ Ba2+ dư sau phản ứng, SO42- đã kết tủa hết

⇒ y = nBaSO4 ⇒ x = 0,1 mol

CHCl = 0,1.36.5 / 100 = 3,56%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi hoà tan 30,0g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,5 lít dung dịch axit nitric 1,00M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lit nitơ monooxit (đktc). Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat và axit nitric trong dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích các dung dịch không thay đổi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi hoà tan 30,0g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,5 lít dung dịch axit nitric 1,00M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lit nitơ monooxit (đktc). Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat và axit nitric trong dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích các dung dịch không thay đổi.


Đáp án:

nHNO3 = 1,5. 1,00 = 1,50 (mol)

nNO = 0,3(mol)

PTHH: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (1)

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (2)

Theo pt(1) nCu = 3/2nNO = 0,45 mol

Gọi nCuO = x mol

Ta có: mhỗn hợp = mCu + mCuO = 0,45. 64 + 80x = 30,00

⇒ x = 0,015 ⇒ nCuO = 0,015 mol ⇒ mCuO = 0,015. 80 = 1,2 g

(Hoặc mCuO = 30 - 0,45. 64 = 1,2g)

Theo pt(1) nCu(NO3)2 = nCu = 0,45 mol

Theo pt(2) nCu(NO3)2 = nCuO = 0,015 mol

⇒ Tổng nCu(NO3)2 = 0,45 + 0,015 = 0,465(mol)

CMCu(NO3)2 = 0,465/1,5 = 0,31 M

Theo pt (1) nHNO3 = 4. nNO = 4. 0,3 = 1,2 mol

Theo pt (2) nHNO3 = 2. nCuO= 2. 0,015 = 0,03 mol

nHNO3 (dư)= 1,5 - 1,2 – 0,03 = 0,27(mol)

CM HNO3 = 0,27/1,5 = 0,18 M

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Tính khối lượng crom bị đốt cháy
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Tính khối lượng crom bị đốt cháy


Đáp án:

nCr2O3 = 0,03 mol

=> nCr = 2. nCr2O3 = 0,03. 2 = 0,06 mol

=> mCr = 0,06. 52 = 3,12 g

Xem đáp án và giải thích
Cho các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn BaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng một hóa chất để nhận biết được 3 chất trên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn BaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng một hóa chất để nhận biết được 3 chất trên


Đáp án:

- Hòa tan lần lượt các mẫu vào nước, mẫu chất rắn nào tan là BaO

    PTHH: BaO + H2O → Ba(OH)2

    - Lấy Ba(OH)2 cho vào 2 chất rắn, chất nào tan ra là Al2O3 còn lại là MgO

    PTHH: Ba(OH)2 + Al2O3 + H2O → Ba(AlO2)2 + 2H2O

Xem đáp án và giải thích
Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 vào dung dịch chứa a mol NaOH và 1,5a mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho từ từ phần một vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,016 lít khí CO2. Cho phần hai phản ứng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của V là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 vào dung dịch chứa a mol NaOH và 1,5a mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho từ từ phần một vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,016 lít khí CO2. Cho phần hai phản ứng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của V là


Đáp án:

nHCl = 0,12; nCO2 = 0,09; nBaCO3 = 0,15

nCO2 < nBaCO3 nên HCl phản ứng hết.

nCO2 < nHCl —> X chứa (Na+, CO32-, HCO3-) hoặc (Na+, CO32-,  OH-).

Xét X chứa Na+, CO32-, HCO3-. Đặt u, v là số mol CO32- và HCO3- đã phản ứng:

nH+ = 2u + v = 0,12

nCO2 = u + v = 0,09

—> u = 0,03; v = 0,06

—> Mỗi phần X chứa CO32- (0,03k) và HCO3- (0,06k)

—> nBaCO3 = 0,03k + 0,06k = 0,15 —> k = 5/3

Vậy toàn bộ X chứa CO32- (0,1) và HCO3- (0,2), bảo toàn điện tích —> nNa+ = 0,4

Bảo toàn Na —> a + 2.1,5a = 0,4

Bảo toàn C —> V/22,4 + 1,5a = 0,1 + 0,2

—> V = 3,36 lít

Xem đáp án và giải thích
Tên gọi của Ba(OH)2 là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tên gọi của Ba(OH)2 là gì?


Đáp án:

Tên bazơ: Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + hiđroxit.

Tên gọi của Ba(OH)2 là: Bari hiđroxit

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…