Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O, số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là bao nhiêu?
K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 3Cl2 + 2KCl + 7H2O
Số phân tử Cl2 là 3 ⇒ số phân tử HCl bị khử là 6.
Số phân tử HCl tham gia phản ứng là 14 ⇒ k = 6/14 = 3/7
Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là bao nhiêu M?
KOH + HCl → KCl + H2O
nKOH = 0,1 mol
Nếu chất tan chỉ có KCl
⇒ nKCl = 0,1 mol ⇒ mKCl = 0,1. 74,5 = 7,45 > 6,525g
⇒ chất tan chứa KCl dư
Đặt nKCl = x; nKOH dư = y
x + y = 0,1
74,5x + 56y = 6,525
⇒ x = y = 0,05
⇒ nHCl = nKCl = 0,05 mol ⇒ CM(HCl) = 0,5M
Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít hỗn hợp X gồm (NO và NO2) và dung dịch Y chỉ chứa 2 muối và axit dư. Tỉ khối hơi của X đối vơi hidro bằng 19. Tính thể tích hỗn hợp khí X.
là trung bình cộng nên nNO = nNO2
Trong 12 gam hỗn hợp có 0,1 mol Fe và 0,1 mol Cu
Fe → Fe3+ + 3e Cu → Cu2+ + 2e
⇒ ∑nelectron do chất khử cho = 0,5(mol)
Áp dụng định luật bảo toàn electron: 4x = 0,5 ⇒ x = 0,125(mol)
Vậy: V = 0,125.2.22,4 = 5,6(lít)
Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp Cu, Mg, Fe vào 200 gam dung dịch gồm KNO3 6,06% và H2SO4 16,17%, thu được dung dịch X chỉ chứa muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp khí Y (trong đó H2 chiếm 2,7778% khối lượng). Cho một lượng KOH (dư) vào X, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 16 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Do phản ứng tạo H2 => X không chứa NO3-
nH2 = x mol
=> m hh khí = 2x : (15/9) . 100 = 72x (g)
BTNT “H”: nH2O = nH2SO4 – nH2 = 0,33 – x (mol)
BTKL: mKL + mKNO3 + mH2SO4 = m muối + m hh khí + mH2O
=> 11,2 + 0,12.101 + 0,33.98 = 11,2 + 0,12.39 + 0,33.96 + 72x + 18(x – 0,33)
=> x = 0,04 mol
=> m hỗn hợp khí = 72x = 2,88 gam
BTKL: m dd sau pư = mKL + m dd (KNO3 + H2SO4) – m khí = 11,2 + 200 – 2,88 = 208,32 gam
Đặt nCu = a; nMg = b; nFe2+ = c; nFe3+ = d
BTĐT: 2nCu2+ + 2nMg2+ + 2nFe2+ + 3nFe3+ = 2nSO42- - nK+
Hay 2a + 2b + 2c + 3d = 2.0,33 – 0,12 = 0,54 (1)
Nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được oxit kim loại:
mO(oxit) = m oxit – mKL = 16 – 11,2 = 4,8 gam
=> nO(oxit) = 0,3 mol
BTe cho quá trình từ KL tạo thành oxit kim loại: 2nCu + 2nMg + 3nFe = 2nO
=> 2a + 2b + 3c + 3d = 2.0,3 = 0,6 (2)
Lấy (2) – (1) thu được c = 0,06 mol
=> nFeSO4 = c = 0,06 mol
=> C% FeSO4 = 4,378% gần nhất với giá trị 4,38%
Cho một mẫu hợp kim Na–Ba tác dụng với nước dư thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Tính thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hòa dung dịch X
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Theo PTHH có nOH- = 2.nkhí = 2. 0,15 = 0,3 mol.
Phản ứng trung hòa X
H+ (0,3) + OH- (0,3 mol) → H2O
Có naxit = 2.nH+ → naxit = 0,15 mol → V = 0,15: 2 = 0,075 lít = 75ml.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.