Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: HCOOH,CH3COOH, HCOOC2H5, CH3COOCH3, C2H3COOH
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau:

HCOOH,CH3COOH, HCOOC2H5, CH3COOCH3, C2H3COOH


Đáp án:

Trích mỗi dung dịch 1 ít làm mẫu thử.

- Cho quỳ tím lần lượt vào các chất thử trên:

    + Các mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là: HCOOH, CH3COOH, C2H3COOH (nhóm 1)

    + Các mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì (nhóm 2)

- Cho dung dịch nước brom lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm 1.

    + Mẫu thử làm mất màu nước brom là C2H3COOH.

    CH2=CH-COOH + Br2 → CH2Br-CHBr-COOH

- Cho dung dịch AgNO3/NH3 lần lượt vào 2 mẫu thử còn lại và đun nóng nhẹ.

    + Mẫu thử tạo kết tủa bạc là HCOOH.

    HCOOH + 2[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH3 + H2O

    + Mẫu thử không có hiện tượng gì là: CH3COOH

- Cho dung dịch AgNO3/NH3 lần lượt vào 2 mẫu thử ở nhóm 2 và đun nóng nhẹ.

    + Mẫu thử tạo kết tủa trắng bạc là HCOOCH3

    HCOOCH3 + 2[Ag(NH3)2]OH → NH4OOCOCH3 + 2Ag + 2NH3 + H2O

    + Còn lại là HCOOCH3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy lập bảng so sánh những tính chất giống nhau, khác nhau giữa hại hợp chất của lưu huỳnh là hiđro sunfua và lưu huỳnh đioxit về tính chất vật lý
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy lập bảng so sánh những tính chất giống nhau, khác nhau giữa hại hợp chất của lưu huỳnh là hiđro sunfua và lưu huỳnh đioxit về tính chất vật lý


Đáp án:

So sánh những tính chất vật lí của H2S và SO2.

  Giống nhau Khác nhau
Hiđro sunfua

- Khí không màu

- Nặng hơn không khí

- Mùi trứng thôi

- Khí rất độc

- Tan ít trong nước

- Hóa lỏng ở -60°C

Lưu huỳnh đioxit

- Khí không màu

- Nặng hơn không khí

- Mùi hắc

- Khí độc

- Tan nhiều trong nước

- Hóa lỏng ở - 10oC

Xem đáp án và giải thích
Cho 16,25 gam Zn vào 200 ml dung dịch FeSO4 1M, sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp kim loại X. Hòa tan m gam X bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra V lít H2 (đktc). Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 16,25 gam Zn vào 200 ml dung dịch FeSO4 1M, sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp kim loại X. Hòa tan m gam X bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra V lít H2 (đktc). Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là


Đáp án:

Ta có: nH2 = nZn ban đầu = 0,25 mol

=> V = 0,25.22,4 = 5,6 lít

Xem đáp án và giải thích
Có bốn bình không dán nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch HCl, HNO3, KCl, KNO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch chứa trong mỗi bình.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có bốn bình không dán nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch HCl, HNO3, KCl, KNO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch chứa trong mỗi bình.


Đáp án:

Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử, ta chia làm 2 nhóm như sau:

- Nhóm 1: HCl, HNO3, làm quỳ tím hóa đỏ.

- Nhóm 2: KCl, KNO3 quỳ tím không đổi màu.

Cho dung dịch AgNO3 vàp 2 mẫu thử ở nhóm X, mẫu thử tạo kết tủa trắng là HCl, còn lại là HNO3.

AgNO3 + HCl -> AgCl↓ + HNO3.

Cho dung dịch AgNO3 vào 2 mẫu thử ở nhóm 2, mẫu thử tạo kết tủa trắng là KCl, còn lại là KNO3.

AgNO3 + KCl -> AgCl↓ + KNO3

Xem đáp án và giải thích
Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được hai muối trong mỗi cặp chất sau được không ? a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3. b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4. c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2. Giải thích và viết phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được hai muối trong mỗi cặp chất sau được không ?

a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3.

b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4.

c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2.

Giải thích và viết phương trình hoá học.


Đáp án:

Dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt được 2 muối trong những cặp chất:

a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3. Dung dịch muối nào tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa màu đỏ nâu, là muối Fe2(SO4)3:

Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4

b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4 .Dung dịch muối nào tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa màu xanh, là muối CuSO4 :

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓+ Na2SO4

c) Dung dich Na2SO4 và dung dịch BaCl2 : không dùng NaOH để nhận biết 2 dung dịch trên vì sau phản ứng các cặp chất không tồn tại.

Xem đáp án và giải thích
Trong chất béo luôn có một lượng nhỏ axit tự do. Số miligam KOH dùng trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo. Để trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3,0 ml dung dịch KOH 0,1 M. Tính chỉ số axit của mẫu chất béo trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong chất béo luôn có một lượng nhỏ axit tự do. Số miligam KOH dùng trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo. Để trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3,0 ml dung dịch KOH 0,1 M. Tính chỉ số axit của mẫu chất béo trên.


Đáp án:

Số mol KOH là: nKOH = 0,003. 0,1 = 0,0003 (mol)

Khối lượng KOH cần dùng là mKOH = 0,0003.56 = 0,0168 (g) = 16,8 (mg)

Trung hòa 2,8 gam chất béo cần 16,8 mg KOH

=> Trung hòa 1 gam chất béo cần x mg KOH

=> x = 16,8 / 2,8 = 6

Vậy chỉ số axit của mẫu chất béo trên là 6.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…