Câu A. 5 Đáp án đúng
Câu B. 7
Câu C. 8
Câu D. 6
Các dung dịch thỏa mãn là: Na2S, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, NH3, AgNO3, Na2CO3, Br2. Với Na2S: Fe(NO3)2 + Na2S → FeS↓ + 2NaNO3 Chú ý: FeS tan trong axit mạnh loãng (HCl,H2SO4…) nếu thay Na2S bằng H2S thì sẽ không có phản ứng. Với H2SO4 loãng, H2SO4 đặc: 3Fe2+ + NO3- + 4H+ → 3Fe3+ NO + 2H2O. Với AgNO3: Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag Chú ý: Dù axit đặc nhưng Fe(NO3)2 là dung dịch nên axit đặc sẽ biến thành loãng. Với NH3: Fe2+ + 2NH3 + H2O → Fe(OH)2 ↓ + 2NH4+ Với Na2CO3: Fe2+ + CO3(2-) → FeCO3 ↓ Với Br2: 2Fe2+ + Br2 → 2Fe3+ 2Br-
Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là chất gì?
Mg + 2H2SO4(đ) -to→ MgSO4 + SO2 ↑ +2H2O
2Fe + 6H2SO4(đ) -to→ Fe2(SO4)3 + 3SO2 ↑ + 6H2O
Sau phản ứng Fe dư:
Fe dư + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4
→ Chất tan có trong dung dịch Y gồm MgSO4 và FeSO4
Tại sao dùng đồ dùng bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi ?
Khi bạc gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion. Ion bạc có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong một lit nước cũng đủ diệt các vi khuẩn nên giữ cho thức ăn lâu ôi thiu.
Trung hòa dung dịch chứa 5,9 gam amin X no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch HCl, thu được 9,55 gam muối. Số công thức cấu tạo của X là
nX = nHCl = (mmuối – mX)/36,5 = 0,1 mol
=> MX = 59(C3H9N)
CTCT: CH3CH2CH2NH2; CH3CH(NH2)CH3; CH3NHCH2CH3; (CH3)3N
Một loại xăng có thành phần về khối lượng như sau: hexan 43,0%, heptan 49,5%, pentan 1,80%, còn lại là octan. Hãy tính xem cần phải hỗn hợp 1,0g xăng đó tối thiểu với bao nhiêu lít không khí (đktc) để đảm bảo sự cháy được hoàn toàn và khi đó tạo ra bao nhiêu lít CO2.
1g xăng có:
mC6H4 = 0,43 g ⇒ nC6H4 = 0,43/86 mol
mC7H16 = 0,495 g ⇒ nC7H16 = 0,495/100 mol
mC5H12 = 0,018 g ⇒ nC5H12 = 0,018/72 mol
mC8H18 = 0,057 g ⇒ nC8H18 = 0,057/114 mol
PTHH tổng quát:
CnH2n+2 + ((3n+1)/2)O2 ---t0---> nCO2 + (n+1)H2O
=> nO2 = 19/2.0,43/46 + 11.0,495/100 + 8.0,018/72 + 25/2.0,057/114 = 0,1102 mol
⇒ Thể tích không khí tối thiểu cần dùng là: 5. 0,1102 .22,4 = 12,325 lít
=> nCO2 = 6.0,43/86 + 7.0,495/100 + 5.0,018/72 + 8.0,057/114 = 0,0699 mol
VCO2= 0,0699 . 22,4 = 1,566 lít
Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron ls22s22p3
a) Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn, suy ra công thức của hợp chất đơn giản nhất của hiđro.
b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo phân tử đơn chất của nguyên tố đó.
a) Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
- Tổng số electron là 7, suy ra nguyên tố ở ô thứ 7 trong bảng tuần hoàn.
- Có 2 lớp electron, suy ra nguyên tố thuộc chu kì 2.
- Thuộc nhóm VA vì có 5 electron ở lớp ngoài cùng, đó là nitơ (N).
- Công thức phân tử của hợp chất khí với hiđro là NH3.
b)
CTCT: H-N(H)-H
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.