Trình bày phương pháp hóa học hãy tách riêng từng chát trong mỗi hỗn hợp sau đây ?
a. Hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2.
b. Hỗn hợp lỏng : C6H6, C6H5OH và C6H5NH2.
a. Tách hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2
Cho hỗn hợp đi qua dung dịch HCl ta được CH3NH2 phản ứng với HCl bị giữ lại trong dung dịch, khí thoát ra ngoài là CH4 tinh khiết.
PTHH: CH3NH2 + HCl → CH3NH2Cl
Cho NaOH vào CH3NH2Cl thu lại được CH3NH2
CH3NH2Cl + NaOH → CH3NH2 + NaCl + H2O
b. Tách hỗn hợp lỏng: C6H6, C6H5OH và C6H5NH2
Cho dung dịch NaOH vào hỗn hợp lỏng trên thu được dung dịch gồm hai phần: phần 1 tan là C6H5OH tạo thành C6H5ONa và phần 2 hỗn hợp còn lại là C6H5NH2 và C6H6.
PTHH: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
- Sục khí CO2 vào phần dung dịch tan ta thu lại được C6H5OH kết tủa .
C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH↓ + NaHCO3
- Với hỗn hợp C6H5NH2 và C6H6: cho tác dụng dung dịch HCl, thu được dung dịch gồm hai phần: phần tan là C6H5NH3Cl, phần không tan là C6H6. Lọc phần không tan ⇒ tách được C6H6.
PTHH: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Cho dung dịch NaOH vào phần dung dịch, ta thu lại được C6H5NH2 kết tủa.
PTHH: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2↓ + NaCl + H2O
Số miligam dùng để xà phòng hoá hết lượng triglixerit có trong 1 g chất béo được gọi là chỉ số este của loại chất béo đó. Tính chỉ số este của một loại chất béo chứa 89% tristearin.
Trong 1 g chất béo có 0,89 g tristearin tương ứng với số mol là 0,001 mol.
= 3.0,001 = 0,003 (mol)
= 0,003.56 = 0,168 (g) = 168 mg.
Vậy chỉ số este của mẫu chất béo trên là 168.
Cho các chất sau: amilozơ, amilopectin, saccarozơ, xenlulozơ, fructozơ, glucozơ. Số chất trong dãy bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit vô cơ là:
Câu A. 3
Câu B. 5
Câu C. 6
Câu D. 4
Đốt cháy hoàn toàn 17,64 gam một triglixerit X bằng oxi dư thu được 25,536 lít khí CO2 (đktc) và 18,36 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,015 mol X bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 4,59 gam natri stearat và m gam muối của một axit béo Y. Giá trị của m là
n CO2 = 1,14 mol; n H2O =1,02 mol ,
BTKL => m O2 = 44.1,14 + 18,36 - 17,64 = 50,88gam
=> nO2= 1,59 mol
BTNT (O) => nX = (2.1,14+1,02-2.1,59):6=0,02 mol
=> M X = 17,64 : 0,02 = 882
Xét với 0,015 mol X => nNaOH = 0,045 mol, n C3H5(OH)3 = 0,015 mol
BTKL => m = 882.0,015 + 40.0,045 - 0,015.92- 4,59 = 9,06 gam
Một loại oxi sắt có thành phần là: 7 phần khối lượng sắt kết hợp với 3 phần khối lượng oxi. Em hãy cho biết:
a) Công thức phân tử của oxit sắt, biết công thức phân tử cũng chính là công thức đơn giản.
b) Khối lượng mol của oxit sắt tìm được ở trên.
a) Giả sử khối lượng oxit là 10g ⇒ mFe = 7g ; mO = 3g
nFe = 0,125 mol
nO = 0,1875 mol
Vậy: 0,125 mol nguyên tử Fe kết hợp với 0,1875 mol nguyên tử O.
Suy ra 2 mol nguyên tử Fe kết hợp với 3 mol nguyên tử O (vì số nguyên tử luôn là số nguyên).
→ Công thức hóa học đơn giản của oxit sắt là: Fe2O3.
b) Khối lượng mol của Fe2O3: ( 56.2) + (16.3) = 160(g).
Đun nóng 15,8g kali pemanganat(thuốc tím) KMnO4 trong ống nghiệm để điều chế khí oxi. Biết rằng, chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng 12,6g; khối lượng khí oxi thu được là 2,8g. Tính hiệu suất của phản ứng phân hủy.
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mO2 = 15,8 – 12,6 = 3,2(g)
Hiệu suất của phản ứng phân hủy: H = 2,8/3,2 x 100 = 87,5%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.