Bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dãy các kim loại: Na, Ba, Al, K, Mg. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kết tủa là:


Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 3 Đáp án đúng

  • Câu C. 2

  • Câu D. 4

Giải thích:

Đáp án B Phân tích: Các kim loại phản ứng được với lượng dư FeCl3 thu được kết tủa là những kim loại tạo hidroxit: Na, Ba, Mg. Khi đó kết tủa sinh ra là Fe(OH)3.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nồng độ, áp suất, nhiệt độ, kích thước hạt, chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nồng độ, áp suất, nhiệt độ, kích thước hạt, chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?


Đáp án:

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:

a) Phản ứng của nồng độ

Khi nồng độ chất phản ứng tăng, tốc độ phản ứng tăng

Giải thích:

- Điều kiện để các chất phản ứng được với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn.

- Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng. Tuy nhiên không phải mọi va chạm đều gây ra phản ứng, chỉ có những va chạm có hiệu quả mới xảy ra phản ứng. Tỉ số giữa số va chạm có hiệu quả và số va chạm chung phụ thuộc vào bản chất của các chất phản ứng, nên các phản ứng, nên các phản ứng khác nhau có tốc độ phản ứng không giống nhau.

b) Ảnh hưởng của áp suất

Đối với phản ứng có chất khí tham gia, khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng

Giải thích: Khi áp suất tăng, nồng độ chất khí tăng theo, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.

c) Ảnh hưởng của nhiệt độ

Khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Khi nhiệt độ tăng dẫn đến hai hệ quả sau:

- Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các chất phản ứng tăng.

- Tần số va chạm có hiệu quả các chất phản ứng tăng nhanh. Đây là yếu tố chính làm cho tốc độ phản ứng tăng nhanh khi tăng nhiệt độ.

d) Ảnh hưởng của diện tích bề mặt

Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Chất rắn với kịch thước hạt nhỏ có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kịch thước hạt lớn hơn cùng khối lượng, nên có tốc độ phản ứng lớn hơn.

e) Ảnh hưởng của chất xúc tác

Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.

Giải thích: Người ta cho rằng sự hấp thụ các phân tử chất phản ứng trên bề mặt chất xúc tác làm tăng hoạt tính của chúng. Chất xúc tác làm yếu liên kết giữa các nguyên tử của phân tử tham gia phản ứng làm biến đổi cơ chế phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng.

Xem đáp án và giải thích
Có 100ml H2SO4 98%, khối lượng riêng là l,84g/ml. Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 20%. a) Tính thể tích nước cần dùng để pha loãng. b) Cách pha loãng phải tiến hành như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 100ml H2SO4 98%, khối lượng riêng là l,84g/ml. Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 20%.

a) Tính thể tích nước cần dùng để pha loãng.

b) Cách pha loãng phải tiến hành như thế nào?


Đáp án:

a)

mH2SO4 ban đầu = (100.1,84.98)/100 = 180,32g

Gọi lượng nước cần pha là m gam

Theo đề bài, ta có: 180,32/(1,84.100 + m) = 20%

Giải ra ta được: m = 717,6 gam vì DH2O = 1g/ml => VH2O = 717,6ml

b) 

Dùng ống đong, đong 717,6 ml nước đổ vào cốc 1 lít. Sau đó rót từ từ 100ml H2SO4 98% vào cốc đã chứa nước và khuấy đều ta thu được dung dịch H2SO4 20%

Xem đáp án và giải thích
Vì sao thức ăn nấu khê cháy dễ gây ung thư ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Vì sao thức ăn nấu khê cháy dễ gây ung thư ?


Đáp án:

Theo các chuyên gia của tổ chức Y tế thế giới, nấu thức ăn quá cháy dễ gây ung thư. Chất asparagin trong thực phẩm dưới nhiệt độ cao sẽ kết hợp với đường tự nhiên trong rau quả, hay các thực phẩm giàu chất cacbohyđrat tạo thành chất acylamind, tác nhân chính gây ra bệnh ung thư. Ăn nhiều thịt hun khói và các chất bảo quản thực phẩm chứa nitrosamin có trong rau ngâm, thịt hun khói làm gia tăng ung thư miệng, thực quản, thanh quản, dạ dày. Ăn nhiều chất béo có liên quan đến ung thư vú, đại tràng, thực tràng, niêm mạc tử cung. Thuốc trừ sâu nitrofen là chất gây ung thư và dị tật bào thai. Hoá chất độc đáo hại ethinnylestradiol và bisphe – nol A có trong túi nilon và hộp nhựa tái sinh dùng đựng thức ăn gây hại cho bào thai.

Xem đáp án và giải thích
Trộn 10,8 g bột nhôm với bột lưu huỳnh dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 25,5 g Al2S3. Tính hiệu suất phản ứng ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 10,8 g bột nhôm với bột lưu huỳnh dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 25,5 g Al2S3. Tính hiệu suất phản ứng ?


Đáp án:

nAl = 0,4 mol

Phương trình hóa học:

2Al + 3S --t0--> Al2S3

2 → 1 mol

0,4 → 0,2 (mol)

mAl2S3 lt = 0,2.150 = 30 g

Hiệu suất phản ứng là: H = mtt/mlt .100% = 85%

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 78%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 350 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thêm được 100 gam kết tủa. Tính khối lượng tinh bột đã sử dụng?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 78%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 350 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thêm được 100 gam kết tủa. Tính khối lượng tinh bột đã sử dụng?


Đáp án:

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6

C6H12O6 → 2 C2H5OH + 2CO2

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2

Dựa vào các phản ứng trên: nCO2 sinh⁡ra = nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2 = 7,5 (mol).

⇒ mtinh bột đã lên men = m = (7,5/2). 162. (100% / 78%) = 779 (gam)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…