Câu hỏi lý thuyết về ứng dụng làm khô khí của NaOH rắn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí


Đáp án:
  • Câu A. NH3, SO2, CO, Cl2.

  • Câu B. N2, Cl2, O2, CO2, H2.

  • Câu C. N2, NO2, CO2, CH4, H2

  • Câu D. NH3, O2, N2, CH4, H2 Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn D Chú ý: Để làm khô các khí thì các khí đó không phản ứng với chất cần dùng. Vậy ở đây ta có thể dùng NaOH để làm khô các khí mà không phản ứng với NaOH. A. Loại vì có SO2, Cl2 tác dụng được với NaOH B. Loại vì có CO2, Cl2 tác dụng được với NaOH C. Loại vì có CO2 ,NO2 tác dụng được với NaOH

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

chỉ số xà phòng hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: KOH trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tritearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.

Đáp án:
  • Câu A. 175

  • Câu B. 168

  • Câu C. 184

  • Câu D. 158

Xem đáp án và giải thích
khối lượng rắn kết tủa
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hợp chất X chứa (C,H,O) có 5 liên kết pi trong phân tử, X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 3. Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam X cần dùng vừa đủ 15,68 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 5,4 gam nước. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 6,9 gam X trong 100 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng chất rắn là

Đáp án:
  • Câu A. 11,1 gam.

  • Câu B. 13,1 gam.

  • Câu C. 9,4 gam.

  • Câu D. 14,0 gam.

Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học


Đáp án:

Dụng cụ: 3 Ống nghiệm.

Hóa chất: amoni sunfat, kali clorua và supephotphat kép.

Tiến hành thí nghiệm: Như sgk.

Hiện tượng: Các mẫu phân đều tan và tạo dung dịch không màu.

   + Phân đạm amoni sunfat: Ống nghiệm có khí thoát ra mùi khai chứa dd (NH4)2SO4.

   2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3↑ + 2H2O

   NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

   + Phân kali clorua và phân supephotphat kép:

Ở ống nghiệm có ↓trắng => dd KCl

Ống nghiệm không có ↓ => dd Ca(H2PO4)2

   AgNO3 + KCl → AgCl↓ + KNO3

   Ag+ + Cl- → AgCl↓

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 1,46 gam chất hữu cơ A gồm C, H, O thì thu được 1,344 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O. Xác định chất hữu cơ X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 1,46 gam chất hữu cơ A gồm C, H, O thì thu được 1,344 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O. Xác định chất hữu cơ X?


Đáp án:

nCO2 = 1,344/22,4 = 0,06 mol; nH2O = 0,9/18 = 0,05 mol → nH2O < nCO2

Bảo toàn khối lượng ta có:

1,46 = mC + mH + mO → 1,46 = 0,06.12 + 0,05.2 + mO → mO = 0,64 gam

→ nO = 0,64/16 = 0,04 mol → nC: nH: nO = 0,06: (0,05.2): 0,04 = 3:5:2

→ Công thức phân tử của A có dạng là (C3H5O2)n

(COOC2H5)2 có công thức phân tử (C3H5O2)2

HOOCC6H4COOH có công thức phân tử (C4H3O2)2 

→ (COOC2H5)2.            

 

Xem đáp án và giải thích
Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:


Đáp án:
  • Câu A. (1), (3), (4).

  • Câu B. (1), (2), (3).

  • Câu C. (1), (4), (5).

  • Câu D. (1), (3), (5).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…