Hãy kể ra hai phản ứng hóa học có thể minh họa cho nhận định: Flo là một phi kim mạnh hơn clo.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy kể ra hai phản ứng hóa học có thể minh họa cho nhận định: Flo là một phi kim mạnh hơn clo.


Đáp án:

Phản ứng minh họa flo mạnh hơn clo:

H2(k) + F2(k) → 2HF(k) (phản ứng nổ ngay ở nhiệt độ rất thấp -252oC).

H2(k) + Cl2(k) → 2HCl(k) (chiếu sáng).

3F2 + 2Au → 2AuF3 (Ở điều kiện thường).

Cl2 + Au → không phản ứng ở điều kiện thường.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

a) Điền các số thích hợp vào bảng. Hidrocacbon CTPT Số nguyên tử H ít hơn ankan tương ứng Số liên kết pi (π) Số vòng (V) Tổng số π+V Ankan CnH2n+2 0 0 0 0 Anken CnH2n 2 1 0 1 Monoxicloankan CnH2n Ankađien CnH2n-2 Ankin CnH2n-2 Oximen(*) C10H16 Limone(*) C10H16 (*) công thức cấu tạo cho ở bài “khái niệm về tecpen”. (**) dùng kí hiệu (π+v) trong các bài tập sẽ có lợi và gọn. b) Hãy cho biết số lượng nguyên tử H ở phân tử xicloankan và ở phân tử mỗi loại hidrocacbon không no ít hơn ở phân tử ankan tương ứng là bao nhiêu, giải thích vì sao lại ít hơn ngần ấy.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Điền các số thích hợp vào bảng.

Hidrocacbon CTPT Số nguyên tử H ít hơn ankan tương ứng Số liên kết pi (π) Số vòng (V) Tổng số π+V
Ankan CnH2n+2 0 0 0 0
Anken CnH2n 2 1 0 1
Monoxicloankan CnH2n        
Ankađien CnH2n-2        
Ankin CnH2n-2        
Oximen(*) C10H16        
Limone(*) C10H16        

(*) công thức cấu tạo cho ở bài “khái niệm về tecpen”.

(**) dùng kí hiệu (π+v) trong các bài tập sẽ có lợi và gọn.

b) Hãy cho biết số lượng nguyên tử H ở phân tử xicloankan và ở phân tử mỗi loại hidrocacbon không no ít hơn ở phân tử ankan tương ứng là bao nhiêu, giải thích vì sao lại ít hơn ngần ấy.


Đáp án:

a)

Hidrocacbon CTPT Số nguyên tử H ít hơn ankan tương ứng Số liên kết pi (π) Số vòng (V) Tổng số π+V
Ankan CnH2n+2 0 0 0 0
Anken CnH2n 2 1 0 1
Monoxicloankan CnH2n 2 0 1 1
Ankađien CnH2n-2 4 2 0 2
Ankin CnH2n-2 4 2 0 2
Oximen(*) C10H16 6 3 0 3
Limone(*) C10H16 6 2 1 3

b) 1 nguyên tử C có 4 electron hóa trị

⇒ n nguyên tử C có 4.n electron hóa trị.

⇒ số liên kết σ giữa các nguyên tử C trong phân tử ankan (n-1).

⇒ số e hóa trị dùng tạo (n - 1) liên kết σ giữa C-C là (n-1).2.

⇒ số nguyên tử H là 2n + 2. Công thức ankan : CnH2n+2

Với các hidrocacbon không no hay vòng. Số e hóa trị phải dùng cho 1 liên kết π là 2: 1 vòng tương ứng với 1 liên kết π, một nối ba tương ứng với hai nối đôi.

Như vậy:

Số H trong phân tử anken hoặc xicloankan kém hơn anka có số C tương ứng là 2 vì anken có 1 liên kết π và xicloankan có một vòng.

Số H trong phân tử ankin hoặc ankadien kém hơn ankan có số C tương ứng là 4 vì ankin có một nối ba và ankadien ó hai nối đôi.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định khả năng làm đổi màu quỳ tím của dung dịch
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dung dịch chứa các chất sau: X1: C6H5-NH2; X2: CH3-NH2; X3: NH2-CH2-COOH; X4: HOOC-CH2-CH2-CHNH2-COOH; X5: H2N-CH2-CH2-CH2-CHNH2-COOH. Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh?


Đáp án:
  • Câu A. X1, X2,X3

  • Câu B. X2, X5

  • Câu C. X2,X3

  • Câu D. X3,X4,X5

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành số 4: Tính chất các hợp chất của halogen
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành số 4: Tính chất các hợp chất của halogen


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Tính axit của axit clohidric

- Tiến hành TN:

   + Điều chế Cu(OH)2: Nhỏ dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dd CuSO4, gạn lấy kết tủa thu được Cu(OH)2 ).

   + Bỏ vào 4 ống nghiệm các chất rắn:

ống 1: 1 ít Cu(OH)2 màu xanh; ống 2: 1 ít bột CuO màu đen ; ống 3: 1 ít bột CaCO3 màu trắng; ống 4: 1 viên kẽm

   + Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 ít dd HCl, lắc nhẹ.

- Hiện tượng, giải thích:

   + ống 1: lúc đầu Cu(OH)2 có màu xanh đậm, sau khi nhỏ HCl vào Cu(OH)2 tan tạo thành dd màu xanh trong

Do HCl đã phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch CuCl2 màu xanh.

PTHH: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

   + ống 2: CuO màu đen chuyển thành dd màu xanh trong

Do HCl đã phản ứng với CuO tạo thành dung dịch CuCl2 màu xanh

PTHH: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

   + ống 3: chất bột tan, xuất hiện bọt khí

Do HCl đã hòa tan CaCO3 tạo khí CO2

PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

   + ống 4: kẽm tan, xuất hiện bọt khí

HCl đã hòa tan Zn tạo khí H2

PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

2. Thí nghiệm 2: Tính tẩy màu của nước Gia-ven

- Tiến hành TN: Cho vào ống nghiệm khoảng 1ml nước Gia-ven.

Bỏ tiếp vào ống nghiệm 1 miếng vải hoặc giấy màu

- Hiện tượng: Miếng giấy màu bị mất màu

- Giải thích: Nước Gia-ven có tính oxi hóa mạnh nên đã làm mất màu miếng giấy.

3. Thí nghiệm 3: Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.

- Tiến hành TN: Cho vào 4 bình nhỏ

Bình 1: dung dịch NaBr, bình 2: dung dịch HCl, bình 3: dung dịch NaI, bình 4: dung dịch NaCl.

   + Bước 1: Nhúng quỳ tím vào 4 mẫu thử

   + Bước 2: Nhỏ vài giọt dd AgNO3 lần lượt vào các bình

- Hiện tượng:

   + Sau khi nhúng quỳ tím nhận thấy bình 2 quỳ tím chuyển thành màu đỏ, các bình còn lại quỳ tím không đổi màu

   + Sau khi nhỏ AgNO3 vào 3 bình còn lại thấy:

• Bình 1: Xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt

• Bình 3: Xuất hiện kết tủa vàng nâu

• Bình 4: Xuất hiện kết tủa trắng

- Giải thích

   + HCl là axit nên làm đổi màu quỳ tím thành màu đỏ

   + AgNO3 đã phản ứng với các muối NaBr, NaI, NaCl cho các kết tủa có màu khác nhau:

AgCl kết tủa màu trắng, AgBr kết tủa màu vàng nhạt, AgI kết tủa màu vàng nâu

PTHH:

AgNO3 + NaCl → AgCl ↓trắng + NaNO3

AgNO3 + NaBr → AgBr ↓vàng nhạt + NaNO3

AgNO3 + NaI → AgI ↓vàng nâu + NaNO3

Xem đáp án và giải thích
Nhóm nito
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khí A không màu có mùi đặc trưng, khi cháy trong khí oxi tạo nên khí B không màu, không mùi. Khí B có thể tác dụng với liti kim loại ở nhiệt độ thường tạo ra chất rắn C. Hoà tan chất rắn C vào nước được khí A. Khí A tác dụng axit mạnh D tạo ra muối E. Dung dịch muối E không tạo kết tủa với bari clorua và bạc nitrat. Nung muối E trong bình kín sau đó làm lạnh bình chỉ thu được một khí F và chất lỏng G. Khí F là

Đáp án:
  • Câu A. O2

  • Câu B. H2S

  • Câu C. N2O

  • Câu D. N2

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm anđehit malonic, anđehit acrylic và một este đơn chức Y cần 0,72 mol O2, thu được 0,66 mol CO2 và 0,44 mol H2O. Nếu cho m g hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,06 mol NaOH thì thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, tính khối lượng Ag tối đa thu được 
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm anđehit malonic, anđehit acrylic và một este đơn chức Y cần 0,72 mol O2, thu được 0,66 mol CO2 và 0,44 mol H2O. Nếu cho m g hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,06 mol NaOH thì thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, tính khối lượng Ag tối đa thu được 


Đáp án:

Anđehit malonic: OHC-CH2-CHO(C3H4O2) :a mol

Andehit acrylic: CH2 = CH-CHO(C3H4O) : b mol

Y cũng có tỉ lệ nC : nH = 3:4

Y là C3nH4nO2 : 0,06 mol

Bảo toàn nguyên tố O: 2a + b + 0,06 .2 + 0,72 .2 = 0,66.2 + 0,44

=> 2a +b =0,2

nCO2 = 3a + 3b + 0,06.3n = 0.66

a+ b + 0,06.n =0,22

Suy ra n= 1l a =0,04; b =0,12

Y là este có CTPT C3H4O2 => CTCT là H-COO-CH=CH2

HCOOCH=CH2 + NaOH → HCOONa + CH3-CHO

nAg = 4nOHC-CH2-CHO + 2nCH2=CH-CHO + 2nH-COONa + 2nCH3-CHO

=4a +2b + 0,06 .2 + 0,06 .2 = 0,64 mol

mAg = 69,12g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…