Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp Ag và Cu (hỗn hợp X): (a)Cho X vào bình chứa một lượng khí O3 (ở điều kiện thường); (b)Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc); (c)Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl không có mặt O2; (d)Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3. Thí nghiệm mà Cu bị oxi hóa còn Ag không bị oxi hóa là
Câu A.
d
Đáp án đúngCâu B.
a
Câu C.
b
Câu D.
c
(a). 3Cu +O3 → 3CuO
Ag + O3 → Ag2O +O
(b) Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 +2H2O
Ag + 2HNO3 →AgNO3 + NO2 +H2O
(c) Cu và Ag đều không tác dụng với dung dịch HCl
(d) Cu +2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
Ag + FeCl3 → không phản ứng
=> Đáp án A đúng
Các phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng nào (phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách) ?
Phản ứng thế: a
Phản ứng cộng: b
Phản ứng tách: c,d
Hai chất hữu cơ mạch hở X và Y, đều có công thức phân tử khi tác dụng với hiđro (xúc tác niken) đều cho một sản phẩm . X tác dụng được với natri giải phóng hiđro; Y không tác dụng được với dung dịch bạc nitrat trong amoniac, không tác dụng được với natri và dung dịch brom Xác định công thức cấu tạo của X và Y.
X mạch hở tác dụng được với hiđro và tác dụng được với natri giải phóng hiđro nên X phải thuộc loại ancol không no, đơn chức
X có thể có CTCT sau:
CH2=CHCHOHCH3; CH3−CH=CH−CH2OH; CH2=C(CH3)CH2OH
Y không tác dụng được với dung dịch bạc nitrat trong amoniac, không tác dựng được với natri và dung địch brom nên Y phải thuộc loại xeton. Y là etyl metyl xeton
Vì khi X, Y tác dụng với hiđro cùng tạo ra một sản phẩm nên X là ancol không no, mạch không nhánh
a) Tecpen là gì?
b)Tecpen có ở những nguồn thiên nhiên nào?
a) Tecpen là tên gọi của nhóm hidrocacbon không no có công thức chung là (C5H8)n
b) Tecpen có nhiều trong tinh dầu thảo mộc.
Để phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch fructozơ người ta không thể dùng phản ứng tráng bạc mà dùng nước brom. Hãy giải thích vì sao và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Glucozơ có chức anđehit nên có phản ứng tráng bạc.
Fructozơ không có chức anđehit nhưng trong môi trường bazơ, fructozơ chuyển thành glucozơ nên cũng cho phản ứng tráng bạc.
Dung dịch glucozơ làm mất màu nước brom :
C5H11O5CHO + Br2 + H2O → C5H11O5COOH + 2HBr
Fructozơ không làm mất màu nước brom.
Read more: https://sachbaitap.com/bai-29-trang-12-sach-bai-tap-sbt-hoa-hoc-12-c18a3873.html#ixzz7SrM8b8Wa
Khi đốt cháy hỗn hợp các anđehit cùng dãy đồng đẳng thu được số mol CO2 bằng số mol nước. Các anđehit đó là các anđehit gì?
Khi đốt cháy hỗn hợp các anđehit cùng dãy đồng đẳng thu được số mol CO2 bằng số mol nước. Các anđehit đó là các anđehit no, đơn chức, mạch hở.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.