Trình bày hình dạng của các obitan nguyên tử s, p và nêu rõ sự định hướng khác nhau của chúng trong không gian.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày hình dạng của các obitan nguyên tử s, p và nêu rõ sự định hướng khác nhau của chúng trong không gian.


Đáp án:

- Obitan s có dạng hình cầu.

- Obitan p gồm 3 obitan, có dạng hình số 8 nổi:

     + Obitan px định hướng theo trục x.

     + Obitan Py định hướng theo trục y.

     + Obitan Pz định hướng theo trục z.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán liên quan tới phản ứng lên men glucozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thực hiện lên men ancol từ glucozo (H = 80%) được etanol và khí CO2. Dẫn khí thu được vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 40g kết tủa. Lượng glucozo ban đầu là:


Đáp án:
  • Câu A. 45g

  • Câu B. 36g

  • Câu C. 28,8g

  • Câu D. 43,2g

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan bao nhiêu?


Đáp án:

Số mol của Hiđro bằng: nH2 = 8,736/22,4 = 0,39 (mol)

Lại có: nHCl = (500/1000). 1 = 0,5 (mol); nH2SO4 = (500/1000). 0,28 = 0,14 (mol)

Khối lượng muối tạo thành bằng: 7,74 + 0,5.36,5 + 0,14.98 – 0,39.2 = 38,93 (gam).

Xem đáp án và giải thích
Xác định hóa trị của Ca, Na,Fe, Cu,Al trong các hidroxit sau đây: Ca(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, Cu(OH)2, Al(OH)3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Xác định hóa trị của Ca, Na,Fe, Cu,Al trong các hidroxit sau đây:

Ca(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, Cu(OH)2, Al(OH)3


Đáp án:

 Ca(OH)2: Ca có hóa trị II;

Cu(OH)2 : Cu có hóa trị II;

NaOH: Na có hóa trị I;

Al(OH)3: Al có hóa trị III;

Fe(OH)3: Fe có hóa trị III.

Xem đáp án và giải thích
 Đốt cháy hoàn toàn 1,1 gam hợp chất hữu cơ đơn chức X, thu được 2,2 gam CO2 và 0,9 gam H2O. X có khả năng tham gia phản ứng với NaOH. Số đồng phân của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt cháy hoàn toàn 1,1 gam hợp chất hữu cơ đơn chức X, thu được 2,2 gam CO2 và 0,9 gam H2O. X có khả năng tham gia phản ứng với NaOH. Số đồng phân của X?


Đáp án:

Ta có: nCO2 = nH2O = 0,05mol

mX = mO+ mC+ mH

⇒ nO = (1,1 - 0,05.12 - 0,05.2) : 16 = 0,025 mol

⇒ C: H: O = 0,05: 0,1: 0,025 = 2 : 4 : 1

X là hợp chất đơn chức tham gia phản ứng với NaOH

⇒ X có CTPT C4H8O2 là este hoặc axit

Các đồng phân:

HCOOC3H7; HCOOCH(CH3)CH3; CH3COOC2H5; C2H5COOCH3; C3H7COOH; CH3(CH3)CH2COOH.

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng của Al đã phản ứng với axit sunfuric (H2SO4), biết sau phản ứng thu được 1,68 lít khí (đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng của Al đã phản ứng với axit sunfuric (H2SO4), biết sau phản ứng thu được 1,68 lít khí (đktc).


Đáp án:

Số mol H2 là: nH2 = 0,075 mol

Phương trình hóa học:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)2 + 3H2

0,05 ← 0,075 (mol)

Khối lượng Al đã phản ứng là: mAl = nAl.MAl = 0,05.27 = 1,35 gam.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…