Halogen
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các nhận định sau: (1). Có thể điều chế HX bằng phản ứng giữa NaX với H2SO4 đặc. (2). Có thể điều chế X2 bằng phản ứng giữa HX đặc với KMnO4. (3). Phản ứng của dung dịch HX với Fe2O3 đều là phản ứng trao đổi. (4). Dung dịch HF là axit yếu và không được chứa trong lọ thủy tinh. (5). Đi từ F tới I nhiệt độ sôi tăng dần, nhiệt độ nóng chảy tăng dần, màu sắc đậm dần. (6). Trong tự nhiên Clo chủ yếu tồn tại ở dạng đơn chất. (7). Trong công nghiệp người ta sản xuất clo bằng cách điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp. (8). Flo được dùng làm chất oxi hóa cho nhiên liệu lỏng dùng trong tên lửa. (9). Dung dịch NaF loãng dùng làm thuốc chống sâu răng. (10). Flo được sử dụng trong công nghiệp hạt nhân để làm giàu 235 U. (11). Brom được dùng chế tạo một số dược phẩm, phẩm nhuộm. (AgBr) là chất nhạy nhạy cảm với ánh sáng dùng tráng lên phim ảnh. (12). Người ta điều chế Iot từ rong biển. (13). Muối ăn được trộn với một lượng nhỏ KI hoặc KIO3 được gọi là muối iot. Số phát biểu đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 12

  • Câu B. 11

  • Câu C. 10

  • Câu D. 9 Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn đáp án D (1). Sai. Vì HBr và HI không thể điều chế được từ phương pháp này. (2). Sai. Vì F2 không điều chế được bằng phương pháp này. (3). Sai. Vì không tồn tại hợp chất FeI3 nên cho Fe2O3 tác dụng với HI xảy ra phản ứng oxi hóa khử . Fe2O3 + 6HI→2FeI2 + I2 + 3H2O (4). Đúng. Vì có phản ứng: SiO2 + 4HF →SiF4 ↑ +2H2O (5). Đúng. Theo SGK lớp 10. (6). Sai. Vì Clo là phi kim loạt động mạnh nên thường tồn tại dưới dạng hợp chất (muối). Các phát biểu còn lại đúng theo SGK 10.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có bốn dung dịch A, B, C, D chứa các chất NaOH, HCl, H2SO4, H2O (không theo thứ tự trên). Lần lượt cho quỳ tím và dung dịch BaCl2 vào bốn dung dịch này và thấy: A: làm quỳ tím hóa đỏ và tạo kết tủa trắng. B: làm quỳ tím hỏa xanh và không tạo kết tủa. C: không đổi màu quỳ tím và không tạo kết tủa. D: làm quỳ tím hóa đỏ và không tạo kết tủa. Tìm A, B, C, D. Giải thích, viết phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Có bốn dung dịch A, B, C, D chứa các chất NaOH, HCl, H2SO4, H2O (không theo thứ tự trên). Lần lượt cho quỳ tím và dung dịch BaCl2 vào bốn dung dịch này và thấy:

A: làm quỳ tím hóa đỏ và tạo kết tủa trắng.

B: làm quỳ tím hỏa xanh và không tạo kết tủa.

C: không đổi màu quỳ tím và không tạo kết tủa.

D: làm quỳ tím hóa đỏ và không tạo kết tủa.

Tìm A, B, C, D. Giải thích, viết phản ứng.


Đáp án:

- A làm quỳ tím hóa đỏ và tạo kết tủa trắng là H2SO4

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

- B làm quỳ tím hóa xanh và không tạo kết tủa là NaOH.

- C không đổi màu quỳ tím và không tạo kết tủa là H2O.

- D làm quỳ tím hóa đỏ và không tạo kết tủa là HCl.

Xem đáp án và giải thích
Dạng toán nâng cao về este hai chức
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng 200 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch thu được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng khối lương bình tăng 188,85 gam đồng thời thoát ra 6,16 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. 41,3%

  • Câu B. 43,5%

  • Câu C. 48,0%.

  • Câu D. 46,3%.

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dich Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kĩ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dich Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kĩ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là


Đáp án:

(C5H10O5)n → nC6H12O6 → 2nCO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (1)

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)

Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + CO2↑ + H2O (3)

nCO2 = nCaCO3 (1) + 2 nCaCO3 (3) = 5,5 + 2 x 1 = 7,5 mol

ntinh bột = 1/2. nCO2 = 3,75 mol

⇒ m = 3,75 x 162 : 81% = 750g

Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm ở hình 2.13(SGK) chứng minh khả năng bốc cháy khác nhau của P trắng và P đỏ. Hãy quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thí nghiệm ở hình 2.13(SGK) chứng minh khả năng bốc cháy khác nhau của P trắng và P đỏ. Hãy quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra?


Đáp án:

P đỏ được đặt trên thanh sắt gần ngọn lửa hơn P trắng (to cao hơn). Hiện tượng: P trắng bốc cháy còn P đỏ thì không. Chứng tỏ P trắng dễ phản ứng với oxi hơn P đỏ rất nhiều. Thực tế P trắng có thể bị oxi hoá trong không khí ở nhiệt độ thường (hiện tượng phát quang hoá học), còn P đỏ thì bốc cháy khi đun nóng ở nhiệt độ 250oC.

4P +5O2 → 2P2O5

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm, thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,8 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm, thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,8 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là %?


Đáp án:

nCaCO3 = nCO2 = 0,1 mol ⇒ mC = 1,2g

mdung dịch giảm = m↓ - (mCO2 + mH2O) ⇒ mCO2 + mH2O = 10 – 3,8 = 6,2g

⇒ mH2O = 6,2 – 0,1.44 = 1,8g ⇒ mH = 0,2 g

⇒ mO = mX – mH – mC = 1,6g ⇒ %mO = 53,33%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…