Trình bày hiện tượng và viết các phương trình hóa học của 3 thí nghiệm.
Thí nghiệm 1
- Có bọt khí thoát ra từ mặt viên kẽm, mảnh kẽm tan dần.
- Đốt khí thoát ra từ đầu ống thí nghiệm, khí cháy trong không khí với ngọn lửa xanh mờ (khí H2)
Phương trình hóa học:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
2H2 + O2 → 2H2O.
Thí nghiệm 2
- Khí hiđro sinh ra theo ống dẫn khí vào đẩy không khí,đẩy nước ra và chiếm chỗ trong lọ.
- Đưa lọ đựng khí hiđro lại gần ngọn lửa đèn cồn: nếu hiđro tinh khiết chỉ nghe tiếng nổ nhỏ.
Thí nghiệm 3
- CuO từ màu đen chuyển dần thành màu đỏ (đồng kim loại) đồng thời có hơi nước thoát ra.
- Phương trình hóa học:
CuO + H2 → Cu + H2O.
Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 tạo kết tủa là:
Câu A. CH3OH
Câu B. CH3COOH
Câu C. CH3NH2
Câu D. CH3COOCH3
Thủy phân hỗn hợp G gồm 3 este đơn chức mạch hở thu được hỗn hợp X gồm 3 axit cacboxylic (1 axit no và 2 axit không no đều có 2 liên kết pi trong phân tử). Lấy m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M,thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X trong oxi dư và hấp thụ từ từ hỗn hợp sau phản ứng vào dung dịch NaOH dư thấy khối lượng dung dịch tăng lên 40,08 gam so với dung dịch NaOH ban đầu. Tính tổng khối lượng của hai axit cacboxylic không no trong m gam X?
Ta có nNaOH = 0,3 = naxit = neste suy ra nO trong axit = 0,3.2 = 0,6 mol
Và ta có maxit = mmuối – 22.0,3 = 18,96g
Đốt cháy X thu được sản phẩm cho vào bình NaOH :
Thu được mkhối lượng bình tăng = mH2O + mCO2 = 40,08g
Suy ra số mol O2 phản ứng là: = (40,08 - 18,96) : 32 = 0,66 mol
Bảo toàn O: ta suy ra được nCO2 = 0,69 mol và nH2O = 0,54 mol
Ta có naxit không no = mCO2 - mH2O = 0,15 mol
Số H trung bình trong hỗn hợp axit = (0,54.2) : 0,3 = 3,6 (mà axit k no có số H ít nhất là 4 nên axit no là HCOOH)
→ maxit không no = 18,96- 0,15.46 = 12,06g
Hãy kể những phản ứng đặc trưng của anken, anka-1,3-đien và ankin.
Phản ứng đặc trưng của anken là phản ứng công, của anka-1,3-dien là cộng, của ankin là cộng và thế.
a) Hãy kể ra một vài loài hoa quả hoặc cây và cách dùng chúng để giặt rửa?
b) Nêu ưu, nhược điểm của bồ kết, xà phòng, bột giặt.
a) Loại quả và cách dùng chúng để giặt rửa
Bồ kết là một loại quả được nhân dân ta sử dụng từ lâu đời làm chất giặt rửa . Thí dụ để gội đầu, người ta nước quả bồ kết, sau đó bẻ nhỏ loại quả này vào chậu nước nóng. Phơi nắng khoảng 30 phút là có thể dùng nước bồ kết để gội đầu rất sạch và không sợ bị rụng tóc.
b) Nêu ưu, nhược điểm của bồ kết, xà phòng, bột giặt
Mặc dù có nhiều ưu điểm như thân thiện môi trường, tác dụng giặt rửa tốt, nhưng dùng bồ kết hạn chế là mát nhiều thời gian chuẩn bị, sử dụng chưa được thuận tiện cho cuộc sống hiện đại
Xà phòng có ưu điểm là trong nước cứng và có thể gây dị ứng với những người mẫn cảm
Bột giặt có thể giặt rửa ngay trong nước cứng, nhưng nhược điểm chính là khó bị phân hủy vi sinh, do đó có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Hòa tan hoàn toàn 15,6g hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong 500ml dung dịch NaOH 1M thu được 6,72 lít H2 ( đktc) và dung dịch X. Thể tích HCl 2M tối thiểu cần cho vào X để thu được lượng kết tủa lớn nhất bao nhiêu?
Dung dịch X chứa các ion Na+; AlO2-; OH- dư ( có thể có)
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: nAlO2- + nOH- = nNa+ = 0,5
Khi cho HCl vào dung dịch X:
H+ + OH- → H2O (1)
H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3 (2)
3H+ + Al(OH)3 → Al3+ + 3H2O (3)
Để kết tủa lớn nhất ⇒ không xảy ra phản ứng (3)
⇒ nH+ = nAlO2- + nOH- = 0,5 mol
⇒ VHCl = 0,5/2 = 0,25 (lít)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.