Tại sao máu chúng ta lại có màu đỏ?
Trong máu chứa hồng cầu, mà trong hồng cầu chứa huyết sắc tố đó cũng là một nguyên nhân giải thích máu người chúng ta có màu đỏ. Huyết sắc tố chính là Hemoglobin là một protein màu gồm 2 thành phần là nhân hem và globin. Hem là một sắc tố màu đỏ, nó rất quan trọng trong việc vận chuyển oxi trong dòng máu trong cơ thể. Hem chứa một nguyên tử sắt liên kết với oxi, và chính phân tử này đã vận chuyển oxi từ phổi bạn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Mặt khác mắt chúng ta thấy được màu sắc đặc biệt của các chất hóa học dựa trên các bước sóng ánh sáng mà chúng phản xạ. Vì huyết sắc tố liên kết với oxi hấp thụ ánh sáng màu xanh lam nên chúng phản xạ ánh sáng đỏ cam vào mắt của người nhìn, làm xuất hiện màu đỏ. Đó là lý do vì sao khiến máu chuyển sang màu đỏ tươi sáng khi oxi liên kết với sắt, nếu không có oxi máu chúng ta sẽ có màu đỏ đậm hơn.
Hấp thụ 4,48 lít SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là?
nSO2 = 4,48/22,4 = 0,2 (mol); nNaOH = 2.0,15 = 0,3 (mol)
nNaOH/nSO2 = 0,3/0,2 = 1,5 ⇒ Tạo muối NaHSO3 và Na2SO3.
nNa2SO3 = nNaOH - nSO2 = 0,3 – 0,2 = 0,1 (mol)
⇒ nNaHSO3 = 0,1 mol
⇒ m = 0,1.104 + 0,1.126 = 23 (gam)
Aminoaxit X có dạng H2N-R-COOH (R là gốc hidrocacbon). Cho 0,1 mol X tác dụng hết với HCl thu dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X?
H2N-R-COOH (0,1 mol) + HCl → ClH3N-R-COOH (0,1 mol)
Mmuối = R + 97,5 = 11,15/0,1 suy ra R = 14: CH2−
⇒ X: H2N-CH2-COOH
Nhiệt độ sôi (độ C) của một số dẫn xuất halogen cho trong bảng sau:
Công thức | X=F | X=Cl | X=Br | X=I | X = H |
CH3 X | -78 | -24 | 4 | 42 | -162 |
CHX3 | -82 | 61 | 150 | Thăng hoa 210 | -162 |
CH3 CH2X | -38 | 12 | 38 | 72 | -89 |
CH3 CH2CH2X | -3 | 47 | 71 | 102 | -42 |
(CH3 )2CHX | -10 | 36 | 60 | 89 | -42 |
C6H5X | 85 | 132 | 156 | 188 | 80 |
a) Hãy cho biết sự biến đổi nhiệt độ sôi ghi trong bảng có theo quy luật nào không?
b) Hãy ghi nhiệt độ sôi của các hidrocacbon vào cột cuối cùng của bảng và so sánh với nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen tương ứng rồi rút ra nhận xét.
a) Quy luật biến đổi nhiệt độ sôi
- Ở nhiệt độ thường CH3 F,CH3 Cl,CH3 Br là chất khí; CH3 I là chất lỏng.
- Trong hợp chất RX (R là gốc hidrocacbon , X là halogen)
+ nhiệt độ sôi tăng dần khi X lần lượt được thay thế bằng F, Cl, Br, I
+ nhiệt độ sôi tăng dần khi R tăng.
b) Nhiệt sộ sôi dẫn xuất halogen cao hơn nhiệt độ sôi các ankan tương ứng.
- các hợp chất hữu cơ đồng phân về mạch cacbon thì đồng phân mạch thẳng có nhiệt độ sôi cao hơn đồng phân mạch nhánh do hiệu ứng Van dec Van.
Cho 16 gam hỗn hợp bột Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
Số mol của Hiđro bằng: nH2 = 1/2 = 0,5 (mol)
Lại có: nCl- (trong muối) = 2nH2 = 2.0,5 = 1 (mol)
Khối lượng muối tạo thành bằng: 16 + 1. 35,5 = 51,5 (gam).
Câu A. 1
Câu B. 2
Câu C. 3
Câu D. 4
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.