Dựa trên lí thuyết lai hóa các obitan nguyên tử, mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử: BeCl2, BCl3. Biết phân tử BeCl2 có dạng đường thẳng, còn phân tử BCl3 có dạng tam giác đều.
- Phân tử BeCl2: Nguyên tử beri đã sử dụng 1 AOs và 1 AOp lai hóa với nhau để tạo thành hai obitan lai hóa sp nằm thẳng hàng với nhau về 2 phía đối xứng nhau. Beri đã sử dụng 2 obitan lai hóa sp xen phủ với 2 obitan p của 2 nguyên tử clo, tạo thành liên kết σ giữa Be – Cl
- Phân tử BCl3: Nguyên tử bo đã sử dụng 1 AOs và 2 AOp lai hóa với nhau để tạo thành 3 AO lai hóa sp2 nằm trong một mặt phẳng định hướng từ tâm đến 3 đỉnh của tam giác đều. Nguyên tử bo đã sử dụng 3 obitan lai hóa sp2 xen phủ với 3 obitan p của 3 nguyên tử clo tạo thành 3 liên kết σ giữa B – Cl.
Đánh dấu Đ (đúng) hoặc S(sai) cho những câu sau đây :
a) Phenol làm mất màu nước brom do nguyên tử hiđro trong vòng benzen của phenol dễ dàng bị thế ....
b) Phenol làm mất màu nước brom do phenol dễ dàng tham gia phản ứng cộng brom ....
c) Phenol là một axit yếu nên dung dịch phenol không làm đỏ quỳ tím ....
d) Phenol có tính axit mạnh hơn ancol ....
e) Tất cả các đồng phân ancol của đều bị oxi hóa thành anđehit hoặc xeton tương ứng ....
g) Phản ứng của ancol với CuO tạo thành anđêhit hoặc xeton chính là phản ứng tách hiđro ....
a) Đ ; b) S ; c) Đ ; d) Đ ; e) S ; g) Đ
Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4d25s2 ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn?
Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4d25s2 ở chu kì 5, nhóm IVB.
Câu A. CrO3 là oxit axit, tác dụng với nước tạo dung dịch chứa H2CrO4 và H2Cr2O7.
Câu B. Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.
Câu C. Cr2O3 là oxit lưỡng lính, tác dụng được với dung dịch NaOH loãng và dung dịch HCl loãng.
Câu D. Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được oxit crom (III).
Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 72%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra 9,85 gam kết tủa. Tìm giá trị lớn nhất của m?
nOH- = 0,5.(0,1 + 0,2.2) = 0,25 mol
nBaCO3 = 0,05 mol; nBa2+ = 0,5.0,2 = 0,1 mol
Gía trị lớn nhất của m ứng với giá trị lớn nhất của CO2 ⇒ tạo 2 muối
OH- + CO2 → HCO3- (1)
2OH- + CO2 → CO32- + H2O (2)
⇒ nCO2 max = nCO2 (1) + nCO2 (2) = nBaCO3 + (nOH- - 2 nBaCO3) = 0,2 mol
⇒ nglucozo = 1/2. nCO2 = 0,1 mol
⇒ mglucozo thực tế = 0,1.180: 72% = 25g
Cho oxit A tác dụng với nước tạo axit nitric. Xác định A, biết MA = 108 g/mol, trong A có 2 nguyên tử nitơ.
Trong A có 2 nguyên tử nitơ ⇒ gọi công thức của A có dạng N2On
Theo đầu bài: MA = 108 g/mol ⇒ 14.2 + 16.n = 108 ⇒ n = 5.
Vậy công thức hóa học của A là: N2O5
N2O5 + H2O → 2HNO3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.